image banner
Nghệ nhân đờn ca tài tử tiêu biểu trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 360
Đờn ca tài tử không chỉ là tài sản chung của 21 tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam nói chung và trong đó có phong trào Đờn ca tài tử phát triển và huyện Dầu Tiếng là một trong những địa phương của tỉnh Bình Dương có những nghệ nhân tiêu biểu góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật Đờn ca tài tử là sự đóng góp công lao của nhiều thế hệ nghệ nhân, trong đó có những nghệ nhân xuất sắc của đất Dầu Tiếng, như nghệ nhân Lê Trần Phương Thảo.

Nghệ nhân Lê Trần Phương Thảo giao lưu Đờn ca tài tử quốc gia lần II – Bình Dương tại huyện Dầu Tiếng ngày 11/4/2017
 

Đam mê nghệ thuật từ nhỏ, Lê Trần Phương Thảo sinh năm 1954 vốn có chất giọng ngọt ngào và dày công rèn luyện đã thành công trên con đường nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật Đờn ca Tài tử - Cải Lương. Nghệ danh Phương Thảo có một tình yêu "nhiệt thành" với Nghệ thuật Đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương không bao giờ phai nhạt, Cô hăng hái tham gia vào phong trào Văn nghệ Quần chúng huyện nhà, là làm cộng tác viên thường xuyên của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Dầu Tiếng. Từ năm 1999 cho đến nay, là một trong số thành viên gạo cội của Câu lạc bộ; tích cực đại diện cho huyện Dầu Tiếng tham gia các hội thi, hội diễn cấp Tỉnh và còn vinh dự được tỉnh Bình Dương chọn đi tham gia các hội thi, hội diễn, các Tỉnh thành và đã mang về cho huyện Dầu Tiếng và tỉnh Bình Dương những thành tích xuất sắc như: Giọng hát hay và diễn viên xuất sắc trong Liên hoan các tỉnh miền Đông tại tỉnh Đồng Nai (1979); liên hoan Tiếng hát miền Đông (1989); liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ (2002); liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức (2003); liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ toàn quốc do tỉnh Long An đăng cai (2007); liên hoan Đờn ca tài tử tại thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (2009); liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ toàn quốc tại tỉnh Vĩnh Long (2012). Đại diện cho tỉnh Bình Dương tham gia Liên hoan Đờn ca Tài tử Quốc gia lần I tại Bạc Liêu (năm 2014), lần II tại Bình Dương (2017); lần III tại Thành phố Cần Thơ (2022) đã đạt nhiều thành tích xuất sắc; ngoài việc đạt thành tích tại các cuộc thi, Cô còn đào tạo cho địa phương một đội ngũ trẻ kế thừa cho phong trào Đờn ca Tài tử - Cải lương của huyện. Để thu hút các học trò Cô luôn tìm cách đổi mới phương pháp truyền thụ, pha giữa cái cũ lẫn cái mới, truyền thống lẫn hiện đại để Đờn ca Tài tử - Cải lương đến với các em tự nhiên và lôi cuốn.

Năm nay, ngoài tuổi 60, nhưng Nghệ nhân Thanh Thảo vẫn hăng say yêu nghề, luôn lao động vì nghệ thuật một các đầy đam mê và nghiêm túc. Với vai trò là thành viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương và Chủ nhiệm câu lạc bộ Đờn ca tài tử trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Dầu Tiếng, Cô cùng với các Nghệ nhân, Nghệ sĩ đi trước đã nhiệt tình chỉ dẫn, đào tạo, bồi dưỡng, dìu dắt cho các lớp đàn em những kinh nghiệm quý báu. Thành công với Lê Trần Phương Thảo không phải là những giải thưởng mà chính Cô được chứng kiến niềm đam mê Đờn ca Tài tử - Cải lương lớn dần từng ngày của thế hệ trẻ mà Cô góp sức bồi dưỡng vẫn đang được lưu giữ, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân.   

Hiện nay, dù bận nhiều công việc nhưng nghệ nhân Thanh Thảo vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công tác đào tạo thế hệ trẻ, nhằm bổ sung lực lượng kế thừa cho Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ. Trong số học trò do Cô đào tạo, có rất nhiều anh chị đã được đứng vào lớp Nghệ nhân Tài tử Đờn ca kế thừa; là Hội viên hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương được mọi người ái mộ biết đếnđồng thời làm “hạt nhân nòng cốt” cho phong trào Đờn ca Tài tử ở địa phương. Hơn 40 năm đam mê và gắn bó với loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa của vùng đất Phương Nam cũng là ngần ấy thời gian, Nghệ nhân Thanh Thảo “thắp lửa” để phong trào đờn ca tài tử luôn âm ỉ cháy và truyền hơi ấm lòng đam mê cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đờn ca tài tử là bộ môn nghệ thuật không phát triển ồn ào, nhưng sức sống thì vô cùng mạnh mẽ. Có lẽ Đờn ca tài tử được sinh ra và lưu truyền trong lao động, sáng tạo, luôn được nuôi dưỡng phát triển làm giàu đời sống văn hóa tinh thần của người dân, nên dù có nhiều đổi thay, được - mất thì Đờn ca Tài tử vẫn có sức sống mạnh liệt cùng văn hóa của vùng đất và con người Nam bộ. Những nghệ nhân như Cô Thảo với tất cả niềm đam mê, tình cảm và trách nhiệm, mong muốn các nghệ nhân, các câu lạc bộ đờn ca tài tử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung luôn tìm được cho mình thế hệ kế thừa xứng đáng, để tiếng hát, lời ca vẫn vang lên giữa đời thường./.

Mai  Kim Huệ (Phòng VHTT Dầu Tiếng)

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

  image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisementimage advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0