image banner
Kết quả 15 năm thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 409
Thực hiện các Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ Văn hóa – Thông tin Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 1 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa – Thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 (điều chỉnh) và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”(Đề án). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đánh giá tổng kết 15 năm thực hiện đề án đạt nhiều kết quả thiết thực có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 Hoạt động Bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh luôn được sự quan tâm lãnh đạo của tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ các cấp, sở ngành triển khai thực hiện đề án. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất quán và toàn diện, từ Nghị quyết của Đảng được cụ thể hóa thành chương trình hành động qua các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch và Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Qua đó, thống nhất quan điểm, nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa trong nhân dân ngày càng được đi vào chiều sâu và nâng cao ý thức bảo tồn di tích trong cộng đồng.

Qua 15 năm thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Dương qua các nhiệm kỳ X, XI và nhất là thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Công tác bảo tồn di tích được đặt trên nền tảng quy hoạch tổng thể của của ngành văn hóa, phù hợp tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh đã tạo những điều kiện thuận lợi để thực hiện đề án đến năm 2020 một cách hiệu quả, đặc biệt công tác phân cấp quản lý nhà nước, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích và đầu tư tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích trên toàn tỉnh.

Công tác quản lý nhà nước: Thực hiện theo Quy chế phân cấp (1) rõ ràng, cụ thể, tạo sự đồng thuận cao và đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở các địa phương chủ động về quản lý, đầu tư, khai thác sử dụng di tích. Cấp tỉnh, giao Ban quản lý Di tích và Danh thắng thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trực tiếp quản lý di tích cấp quốc gia, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn cho các địa phương đối với các di tích xếp hạng cấp tỉnh. Cấp huyện, giao Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố quản lý di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt, Bình Dương thực hiện thí điểm thành lập Ban quản lý Di tích cấp huyện (2) bằng hình thức quản lý tự chủ và một số mô hình quản lý di tích (3) có quy mô đầu tư đưa vào khai thác sử dụng trực thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin,…là những mô hình quản lý di tích đặc thù, tiêu biểu và hiệu quả thiết thực. Điểm nổi bậc tất cả di tích xếp hạng cấp tỉnh đều được thành lập Ban/Tổ quản lý di tích phù hợp với tình hình thực tế địa phương (theo quy chế mẫu) (4).

Thực hiện kiểm kê, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích: Trên cơ sở bám sát các Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTTDL (5).Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020, tỉnh Bình Dương có 39 di tích được xếp hạng, bao gồm 05 di tích cấp quốc gia (6) (đạt 100%) và 34 di tích cấp tỉnh (so với đề án đề ra là 21 di tích, đạt 161,9%) ngoài ra còn 04 di tích theo đề án là chưa xếp hạng (7), góp phần nâng tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh hiện nay là 62 di tích (bao gồm 13 di tích cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh), góp phần quan trọng gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Công tác đầu tư tu bổ, phục hồi di tích: Được quan tâm của các cấp, ngành chú trọng đẩy mạnh hầu hết các di tích sau khi được xếp hạng đều được đầu tư bảo quản, sửa chữa kịp thời... góp phần chống xuống cấp, kéo dài tuổi thọ di tích và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng được ưu tiên quy hoạch quỹ đất và thực hiện nhiều dự án tu bổ với quy mô rất lớn, nâng tổng kinh phí đầu tư tăng 2.395% so với tổng dự toán kinh phí đề án ban đầu được phê duyệt (chủ yếu nguồn ngân sách của tỉnh). Đến nay, tỉnh đã cơ bản thực hiện đầu tư tu bổ, phục hồi đối với 12/13 di tích quốc gia (8), đạt 92,3% chỉ tiêu đề ra (di tích Cù Lao Rùa dự kiến có kế hoạch đầu tư giai đoạn đến 2025); có 26/27 di tích cấp tỉnh được đầu tư (đạt 96,3%) (9). Các công trình tu bổ di tích đã trở thành thiết chế văn hóa truyền thống trọng điểm (10), khẳng định sự quan tâm của Nhà nước trong bảo tồn gìn giữ di sản văn hóa dân tộc và góp phần đa dạng các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh (11).


Tượng đài – công trình tu bổ Khu di tích địa đạo Tam giác sắt (ảnh chụp năm 2018)

          Hoạt động khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di tích: Bằng nhiều hình thức đa dạng như nghiên cứu sưu tầm hiện vật, phim tư liệu, in ấn giới thiệu các ấn phẩm, trưng bày (cố định, chuyên đề) và triển lãm lưu động, đào tạo và nâng cao tay nghề đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích.... Các hoạt động xúc tiến du lịch được đẩy mạnh thông qua việc kết nối với các công ty du lịch lữ hành khảo sát các điểm di tích phục vụ xây dựng tour, tuyến tham quan; phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch. Kết quả cho thấy số lượng khách tham quan đến với di tích ngày càng tăng, nhất trong giai đoạn 10 năm từ 16.687 lượt khách/năm (2008) lên 60.579 lượt khách/năm (2017), trong đó có nhiều tour du lịch ngoài tỉnh. Hàng năm, Sở VHTTDL phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên, Phụ nữ… tổ chức các chương trình giáo dục về lịch sử truyền thống lồng ghép vào các chương trình học đường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp và tạo mỹ quan di tích đã thu hút nhiều học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên tham gia, giúpthế hệ trẻ nâng cao sự hiểu về lịch sử - văn hóa của địa phương, ý thức việc gìn giữ di sản văn hóa, tạo nguồn cảm hứng trong học tập, sáng tạo và trân quý, tự hào về di sản văn hóa dân tộc.

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Số lượng khách /lượt người

6.687

32.781

46.599

50.005

51.281

38.120

48.884

60.172

53.244

60.579

88.000

95.135

24.562

Nguồn: Trích Báo cáo thực hiện đề án của Sở VHTTDL.

Các em học sinh tham quan tại di tích lịch sử nhà tù Phú Lợi, năm 2018

Công tác xã hội hóa lĩnh vực bảo tồn di tích: Nguồn vốn xã hội hóa do các tổ chức, cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo quản, tu bổ di tích chủ yếu ưu tiên khu vực bảo vệ I, tăng độ bền vững cho công trình kiến trúc gỗ (đình, chùa, nhà cổ…), nhất là các di tích tôn giáo, tín ngưỡng (12), bằng nhiều hình thức thông qua việc lồng ghép các dự án tu bổ di tích (các dự án ngành, dự án của địa phương, xây dựng nông thôn mới, chương trình học đường, (13) …) ngày càng quan tâm của các sở, ban, ngành, đoàn thể và chung tay góp sức của toàn xã hội trong công tác gìn giữ tài sản quý báu của bao lớp tiền nhân để lại. Di tích còn là nguồn tài nguyên du lịch, bảo tồn di tích để hướng đến mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế. Riêng huyện Dầu Tiếng, từ năm 2016 đến nay, huyện đã giao khoán nguồn thu tại di tích Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng cho Ban Quản lý Di tích huyện nhằm đảm bảo chi thường xuyên hoạt động của Ban và tu bổ di tích trên địa bàn huyện (14)

Bên cạnh những kết quả đạt được, song cũng còn một số tồn tại nhất định cần tiếp tục thực hiện như: Tổng kiểm kê và lập phiếu khoa học phổ thông cho toàn bộ hệ thống di tích (chưa xếp hạng) của tỉnh để quản lý, phân loại định kỳ hàng năm ưu tiên xếp hạng và chống xuống cấp di tích; xây dựng cơ sở dữ hóa và trang Website quảng bá di tích phục vụ công tác lưu trữ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử - văn hóa của người dân chưa được thực hiện; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích đã xếp hạng; bảo quản hiện vật trong di tích; tránh tình trạng đưa linh vật phi truyền thống vào di tích; đẩy mạnh công tác sưu tầm hiện vật; ứng dụng công nghệ vào trưng bày và tuyên truyền; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để huy động nhiều nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nhất là triển khai các loại hình dịch vụ trải nghiệm, vui chơi giải trí... phục vụ khách tham quan và chế độ đãi ngộ cho người trực tiếp quản lý, bảo vệ di tích...

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Luật Di sản văn hóa. Trong thời gian tới, Sở VHTTDL tiếp tục thực hiện hướng dẫn của Bộ VHTTDL và chỉ đạo của UBND tỉnh, đề xuất xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” để làm cơ sở thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, góp phần hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, một số nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Chú trọng việc quy hoạch quỹ đất, nhất là đất ưu tiên di sản văn hóa, cắm bia mốc giới thiệu những di tích khảo cổ có giá trị nhưng chưa thể xếp hạng nhất là di tích khảo cổ (15). Tăng cường nguồn nhân lực thuyết minh tại di tích, nâng cao tay nghề thuyết minh viên. Đẩy nhanh tiến độ các công trình được đầu tư tu bổ, phục hồi di tích. Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý những di tích có quy mô lớn; xây dựng cơ sở dữ liệu hóa di tích; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đặc thù cho lĩnh vực di sản văn hóa để thu hút nguồn lực chuyên môn ở cơ sở, chính sách xã hội hóa phù hợp nhằm thu hút được các nguồn lực trong xã hội tham gia, nhất là các dịch vụ trải nghiệm, vui chơi giải trí... phục vụ khách tham quan. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ 5 năm sơ kết đánh giá, khen thưởng kịp thời kích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, gắn với việc phát triển du lịch, góp phần phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
                                                                                                                         

ThS. Văn Thị Thùy Trang

Chú thích:

  1. Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  2. Ban quản lý Di tích huyện Dầu Tiếng
  3. Ban quản lý Di tích Chiến khu Vĩnh Lợi (Tx.Tân Uyên), Ban quản lý di tích Chiến khu Thuận An Hòa –tp.Thuận An.
  4. Sở VHTTDL đã ban hành Công văn số 521/SVHTTDL-BQLDTDT ngày 03 tháng 6 năm 2016 về việc củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý di tích, xây dựng Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý (Tổ bảo vệ) di tích
  5. Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
  6. Theo đề án xếp hạng 05 di tích quốc gia (có 03 di tích được thực hiện đúng danh mục đề án là Cù Lao Rùa, Chiến khu Đ, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh); Di tích Danh thắng Núi Cậu Dầu Tiếng (cấp tỉnh), Khảo cổ Bưng Sình – Phú Chánh); 02 di tích Đình Tân An, Đình Dĩ An (nâng cấp xếp hạng từ di tích cấp tỉnh lên cấp quốc gia).
  7. Còn 04 di tích chưa được xếp hạng cấp tỉnh là di tích khảo cổ Bưng Sình – Phú Chánh, Mỹ Lộc, di tích lịch sử Đồng hồ Chợ Thủ Dầu Một vàLàng sơn mài Tương Bình Hiệp.
  8. Các dự án đầu tư 13 di tích quốc gia (gồm 8 di tích xếp hạng trước đề án và 5 di tích xếp hạng sau đề án).
  9. Tiêu biểu di tích Căn cứ cách mạng Rừng Kiến An (Dầu Tiếng), Chiến khu Vĩnh Lợi (thị xã Tân Uyên), Chiến khu Thuận An Hòa (Thuận An), Căn cứ cách mạng Hố Lang (Dĩ An)….
  10. Nhà tù Phú Lợi, Địa đạo Tây Nam Bến Cát, Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến khu Đ Chùa Hội Khánh, Đình Phú Long, Nhà cổ Trần Công Vàng, Nhà cổ Trần Văn Hổ, Đình Tân An.
  11. Tổng kinh phí đầu tư tu bổ, phục hồi di tích 15 năm thực hiện đề án: 1.023.887.669.000 đồng (gồm 3 nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh và xã hội hóa)
  12. Tôn tạo khuôn viên (Chùa Hội Khánh), làm đường lên chùa (Núi Châu Thới), tu bổ miếu (Miếu Mộc Tổ), đo vẽ hiện trạng (đình Bình An), tu bổ các ngôi tháp cổ (chùa Hưng Long), Mộ ông Võ Văn Vân, phục dựng cảnh sinh hoạt của phu cao su thời thuộc Pháp, xây dựng nhà truyền thống (Vườn cao su thuộc Pháp), lót gạch nền, xây dựng hàng rào, ngôi miếu (đình Tân An), xây dựng nhà khách đông lang (đình Phú Cường), nhà thờ, bia (Mộ cổ Trần Thượng Xuyên), sửa chữa cở sở vật chất (đình Phú Long), hạng mục mỹ thuật tượng đài di tích Chiến thắng Bông Trang – Nhà Đỏ….
  13. Thực hiện chương trình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường Trung – Tiểu học Pétrus Ký đã đầu tư thực hiện sơ đồ, bảng chỉ dẫn tham quan, chú thích bảng thuyết minh di tích Nhà tù Phú Lợi bằng song ngữ Việt - Anh (năm 2012) đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ khách tham quan di tích.
  14. Theo cơ chế tài chính quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp và thực hiện Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND ngày 20/7/2020 Quy định phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và Bảo tàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương (chỉ thu phí di tích Núi cậu Dầu Tiếng)
  15. Bưng sình (Phú Chánh, thị xã Tân Uyên – nơi có 02 bảo vật quốc gia), khảo cổ Mỹ Lộc (xã Tân Mỹ, Bắc Tân Uyên – nơi phát hiện và khai quật thu nhiều hiện vật có giá trị lịch sử khoa học),..

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

  image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisementimage advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0