Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương: Thành công nối tiếp thành công tại Liên hoan Ca, Múa, Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc
Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc đợt 2 - năm 2024 được tổ chức tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. So với các lần Liên hoan trước thì Liên hoan lần này có số lượng đơn vị nghệ thuật tham gia nhiều nhất: Với gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên của 24 đơn vị nghệ thuật, đầy đủ ba miền Bắc - Trung - Nam trong cả nước (trong đó có 11 đơn vị nghệ thuật cấp Nhà hát và 13 đoàn nghệ thuật cấp tỉnh).
Hình ảnh thi diễn
của Đoàn Bình Dương tại Liên hoan
Đoàn Bình Dương tham gia
Liên hoan chương trình nghệ thuật mang đậm bản
sắc văn hóa địa phương, chắt lọc từ hơi thở thời đại và
thực tiễn đời sống xã hội. Chương trình dự thi của Đoàn
gồm 12 tiết mục, mang chủ đề “Tiếng gọi mạch nguồn”, được kết cấu thành 02 phần: Phần I “Mạch nguồn” và phần II “Nhịp sống”. Bằng thủ pháp nghệ thuật nonstop, chương trình dàn dựng theo dòng chảy cảm xúc, tạo nên tổng thể nội dung xuyên suốt, khắc họa về khí phách anh hùng của “Đất và Người Bình Dương” cùng
nhịp sống trẻ trung, năng động trong thời kỳ hội nhập,
phát triển: “Bình Dương là vùng đất giàu truyền
thống đấu tranh cách mạng, với những tên Đất, tên Người đã đi vào lịch sử, ghi
dấu son trong 2 cuộc kháng chiến giành tự do, độc lập. Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, trong hành trình phát triển đi
lên, cán bộ và nhân dân Bình Dương đã viết tiếp những trang sử mới trên con đường xây dựng, tạo được những
bước tiến đột phá, ấn tượng, trở thành một địa phương năng động, có tầm nhìn chiến
lược mang tính tiên phong; thành tựu của Bình
Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngừng
nghỉ của bao lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử. Đó là mạch nguồn, là hành trang quan trọng để Bình Dương xây dựng quê hương ngày
càng giàu đẹp với những gam màu rực rỡ, tươi vui”. Nhờ năng
lượng dồi dào từ đội ngũ sáng tạo và lực lượng diễn viên, kết hợp với sự đầu
tư công phu, đổi mới, đột phá về phong cách biểu diễn, chương trình của Đoàn Bình Dương đã tỏa sáng, chinh phục khán giả và Hội
đồng Giám khảo Liên hoan.
Theo
Quy chế Liên hoan, số lượng Huy chương Vàng,
Bạc tặng cho tiết mục theo tỷ lệ 35% trên tổng số tiết mục dự thi của chương trình.
Kết quả, Đoàn Bình Dương là một trong ba đơn vị nghệ
thuật đạt Huy chương Vàng giải chương trình (cùng với Nhà hát Công an nhân dân và Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang) và 05 huy
chương tiết mục, cụ thể: Huy chương Vàng giải chương trình; Huy chương Vàng
tiết mục múa “Hồn Hẩu”; Huy
chương Vàng tiết mục đơn ca “Ngày tăng ca” (Thu Hạnh biểu diễn); Huy chương Bạc tiết mục song ca nam “Rừng
Thiêng” (Thanh Tùng - Anh Khoa biểu
diễn), tiết mục hòa tấu bộ gõ “An Tây đồng
vọng” và tiết mục khai từ “Khúc tráng ca Sông Bé”; đặc biệt, chương trình “Tiếng gọi mạch nguồn” của Đoàn Bình Dương là chương trình dự thi duy nhất trên
tổng số 24 chương trình tham gia Liên hoan, vinh dự nhận giải “Chỉ đạo nghệ
thuật xuất sắc” (giải thưởng cho đạo diễn Trần Thanh Sơn). Đồng thời, tập thể diễn viên của Đoàn cũng được tặng 02 Bằng khen của Hội Nhạc
sĩ và Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam.
Hình ảnh nhận giải thưởng tại Lễ Bế mạc Liên hoan
Thành tích ấn tượng của Đoàn Bình Dương tại Liên hoan lần này là tiếp nối thành công của
Liên hoan lần trước, khi lần đầu tiên Đoàn Bình Dương đạt Huy chương Vàng
giải chương trình trong Liên hoan
Ca, Múa,
Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc vào năm 2021 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk. Để có
được “thành công nối tiếp thành công”
liên tiếp trong 2 kỳ Liên hoan là cả thời gian dài lãnh đạo Tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tìm
hướng đi đúng đắn cho Đoàn Ca múa nhạc dân tộc thuộc Trung tâm Văn hóa
tỉnh vượt qua khó khăn thử thách và không ngừng lớn mạnh: Hàng năm, Đoàn duy trì tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ để bồi
dưỡng kiến thức nghề nghiệp và trình
độ biểu diễn
cho đội ngũ diễn viên; chú trọng việc nâng cao chất lượng biểu diễn
phục vụ nhiệm vụ chính trị; kiên trì phương hướng sáng
tạo, phát triển nghệ thuật theo định hướng “dân tộc truyền thống”, đồng thời tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của các nước trên thế giới và tận
dụng ưu thế của các loại hình nghệ thuật khác làm cho chương trình biểu diễn
phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức,
đáp ứng đa dạng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhiều đối tượng công chúng. Dưới
sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh,
Đoàn đã quy
tụ các nghệ sĩ, diễn viên, đội ngũ sáng tác, dàn dựng nghệ
thuật đam
mê, tâm huyết; họ đã gieo những trăn trở suy tư, miệt mài tìm tòi, khám
phá sáng tạo mới cùng những giọt mồ hôi
trên sàn tập.
Nhờ vậy, Đoàn đã gặt về niềm thương yêu của khán giả mọi nơi, sự tin tưởng của lãnh đạo cấp trên, sự cảm mến, trân trọng
của đồng nghiệp, đặt biệt là những trầm trồ ngạc nhiên khi đưa nghệ thuật Bình Dương vượt khỏi biên giới đến biểu diễn tại Hàn
Quốc vào tháng 8 năm 2024,...
Những thành công về hoạt động nghệ thuật trong thời gian qua của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc thuộc Trung tâm Văn hóa
tỉnh Bình Dương là kết
quả của tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực vươn lên, ý thức lao động nghệ thuật
nghiêm túc của tập thể nghệ sĩ, diễn viên, nhất là sự
lãnh đạo sát sao,
hiệu quả của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
đó là bài học kinh nghiệm quý giá trong chặng đường hoạt động nghệ thuật còn
dài ở phía trước, để vui với những ước mơ đã đạt được, làm động lực cho hành
trình đi tìm thành tích mới với kỳ vọng cao hơn, bởi lẽ “thành tích như một que
diêm, chỉ đốt lên và sáng được một lần”./.