Để phong trào ngày càng đi vào chiều
sâu, đạt chất lượng cao, công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia cũng
được thực hiện một cách thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua các hội nghị, các cuộc họp khu
dân cư, các chương trình hoạt động lồng ghép của các ban ngành, đoàn thể các
cấp; tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, các khẩu hiệu, pano, áp
phích và tuyên truyền lưu động... Chú trọng tuyên truyền các tầng lớp nhân dân trong việc
chung tay bảo vệ môi trường vì một Bình Dương xanh, sạch, đẹp; hình thành thói
quen và ý thức tự giác, tự nguyện hành động vì cộng đồng, các hành vi ứng xử
văn hóa - văn minh, góp phần xây dựng lối sống văn hóa - văn minh; tạo mỹ quan
đô thị, nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh hiện đại; tuyên truyền về tiêu chuẩn của các danh hiệu văn hóa
trong phong trào.
Bên cạnh đó, hoạt động nổi bật trong
công tác tuyên truyền tại địa phương như:
Thành phố Thuận An tổ chức Liên hoan
“Khu phố, ấp văn hoá tiêu biểu”, lần thứ II năm 2024 với 10 đội tham gia liên
hoan đại diện cho 52/56 khu phố, ấp văn hoá của thành phố đã được công nhận
trong năm 2023; các đội đã trải qua 4 phần thi bao gồm: Kiến thức, Chào hỏi –
Giới thiệu, Sáng tạo – Tài Năng và Thuyết trình – Hùng biện. Kết quả BTC đã
trao tặng 10 giải thưởng các loại cho các đội thi có thành tích xuất sắc.
Thành
phố Dĩ An tổ chức nói chuyện chuyên đề “Văn hóa ứng xử Việt nam trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, nâng cao nhận thức, phong cách ứng xử cho
công nhân, lao động trên các mặt đời sống văn hóa, tinh thần, không gian mạng
xã hội.
Kết
quả về các danh hiệu văn hóa: Để có được
kết quả 100% khu phố, ấp đạt chuẩn văn hóa; 98,72% hộ gia đình đạt danh hiệu
Gia đình văn hóa và 15 xã, phường, thị trấn đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu”, trong năm 2024 các địa phương áp dụng thực hiện nhiều
mô hình, giải pháp hay. Cụ thể như:
Thành phố Thủ Dầu Một với Mô hình Cà phê sáng - Trao đổi với nhân dân
118/118 khu phố đều tổ chức mô hình luân phiên theo tuần tại những công viên,
hoa viên, văn phòng ban điều hành khu phố. Phường Phú Cường với mô hình “Công
viên kết nối tri thức”: Mặt trận phường vận động trang bị 01 phòng Internet với
06 máy vi tính kết nối Internet miễn phí cho người dân đến truy cập. Đồng thời,
bố trí trang bị 01 phòng thư viện điện tử miễn phí cung cấp thông tin các hoạt
động của địa phương với kinh phí xã hội hóa 62.000.000 đồng. Tiếp tục duy trì
hoạt động các mô hình: Tổ xe ôm “Vì đô thị văn minh” tại 14/14 phường trên địa
bàn thành phố (13 tổ với 140 thành viên); 8/14 khu phố xây dựng và thực hiện mô
hình “Vòng tay nghĩa tình, nâng bước người nghèo, khó khăn”.
Thành phố Thuận An nhiều mô hình hoạt động hiệu quả như Mô hình
"Tuyến hẻm 3 không": “Không tệ nạn xã hội - Không rác thải và quảng
cáo rao vặt - Không thả rong vật nuôi gây nguy hiểm cho người khác, làm mất vệ
sinh công cộng” với 76 hộ dân tham gia thường xuyên duy trì thực hiện hàng tuần
quét dọn và xóa quảng cáo rao vặt đảm bảo sạch đẹp. Mô hình “Hãy để rác thải sinh
hoạt thân thiện với môi trường” ở khu phố Hòa Long với nội dung là nơi tập kết
các loại rác là thiết bị gia dụng như: chăn, drap, gối, nệm, giường tủ, ghế
sofa, thủy tinh. Mô hình “Phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn” tại khu dân
cư Ngọc Lễ khu phố Bình Phước A …MTTQ phường Vĩnh Phú thực hiện 03 công trình
làm đường giao thông và sửa chữa cầu dân sinh như công trình “Bê tông xi măng
kênh tiêu Phú Hội” với chiều dài 710 mét, bề ngang mặt đường từ 3 – 4 mét, kinh
phí thực hiện 760 triệu đồng; công trình láng nhựa đường Vĩnh Phú 20 dài 115
mét, bề ngang mặt đường 3.5 - 4 mét, kinh phí 115 triệu do chùa Nhứt Nguyên vận
động Nhân dân cùng làm; công trình sửa chữa 01 cầu dân sinh bắt ngang rạch Bốn
Trụ dài 16m, ngang 3m, kinh phí hơn 400 triệu từ vận động xã hội hóa, các hội
đoàn thể đã duy trì các CLB tình nguyện xanh, tình nguyện vì môi trường, tình
nguyện xóa quảng cáo rao vặt…. tổ chức được 205 đợt thu dọn vệ sinh, rác thải …
Ngoài ra, toàn thành phố đã triển khai thực hiện 62 mô hình về xây dựng nếp
sống văn hoá văn minh đô thị; cho ra mắt 2 khu phố văn minh tại phường Lái
Thiêu và Vĩnh Phú.
Thành phố Dĩ An thực hiện các mô hình: Sơn, ốp cỏ nhân tạo, ốp pano
trên trụ đèn, trụ điện ở 34 tuyến đường trên địa bàn thành phố chống quảng cáo
rao vặt và tạo mỹ quan đô thị; Mô hình: Các Khóa học 0 đồng được tổ chức tại
Thư Viện phục vụ nhu cầu thiết yếu và trang bị kỹ năng mềm cho thanh thiếu nhi
và người dân; Mô hình: Không gian di sản văn hóa thành phố Dĩ An do Phòng Văn
hóa và Thông tin phối hợp cùng Thành đoàn thực hiện. Gồm biên soạn các bộ tài
liệu, thiết kế bộ cẩm nang và xây dựng clip tư liệu; đồng thời tích hợp lên
trang mạng xã hội để người dân dễ dàng tham quan các di tích thông qua thiết bị
điện tử thông minh; Mô hình “Mái nhà ve chai”; Mô hình “Tổ tuyên truyền,
tiết kiệm rác phân loại trao sinh kế, giúp phụ nữ- trẻ em nghèo”; Mô hình “Ươm
mầm xanh, gieo hi vọng”; Mô hình “3 biết, 3 thực hiện”; Mô hình “3 biết, 3 hỗ
trợ”; Mô hình “Kết nối yêu thương chia sẻ”; Mô hình “Nói lời hay, hành động
đẹp”; Mô hình “Dĩ An xanh”; Mô hình “Loa phát thanh”; Mô hình“Phụ nữ văn minh,
giữ gìn tuyến phố sáng – xanh – sạch đẹp”; Mô hình “Phụ nữ văn minh, Tủ quần áo
sẻ chia”; Mô hình: “Sân chơi cuối tuần”, “Niềm vui cuối tuần”; Mô hình: Chuyến
xe San sẻ yêu thương, “Thức cùng những người làm sạch đẹp đường phố”
Thành phố Tân Uyên thực hiện chương trình “Tập sách yêu thương” vận
động, khuyên góp nguồn sách giáo khoa cũ, dụng cụ học tập, phương tiện đi lại
để tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; phát động thực hiện mô hình “Thùng
rác nở hoa” giúp mọi người có ý thức tự giác và niềm vui trong thực hiện giữ
gìn vệ sinh môi trường, từ đó mang lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ môi
trường ở các đơn vị, đường giao thông trên địa bàn; tổ chức Ngày Hội đoàn viên
và Hội thi biểu diễn thời trang sáng tạo với chủ đề “Chung tay bảo vệ mội
trường” thu hút 44 đội tham gia và 2.000 lượt đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
Thành phố Bến Cát phối hợp với Trung
tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân và Lao động trẻ thuộc Tỉnh Đoàn tổ chức ra mắt
“Điểm hẹn Thanh niên Công nhân”, duy trì thường xuyên hằng tuần với nhiều hoạt
động sôi nổi như giao lưu văn nghệ, biểu diễn âm nhạc đường phố, các trò chơi
dân gian,… lồng ghép tuyên truyền phòng chống tác hại của ma túy và ký năng xử
lý các tình huống liên quan đến tội phạm ma túy thu hút hàng ngàn công nhân lao
động tham gia.
Huyện Bắc Tân Uyên triển khai thực hiện tốt các phong trào, đề án như Đề
án “Công tác Dân vận tham gia xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh” giai đoạn
2021 – 2025; mô hình “khu dân cư có cảnh quan môi trường sạch - xanh - đẹp”,
“Ngày thứ 7 văn minh”, “phân loại rác thải sinh hoạt và ủ rác thải hữu cơ làm
phân bón tại hộ gia đình” và mô hình “dân vận Phụ nữ Bắc Tân Uyên hành động văn
minh thân thiện với môi trường”.
Huyện Phú Giáo chăm sóc bảo quản cây xanh, vệ sinh môi trường, không
có điểm tập kết rác tự phát không quảng cáo, rao vặt trái phép trên tuyến
đường, tuyến, tuyến hẻm do xã, thị trấn quản lý.
Huyện Dầu Tiếng phối hợp các xã, thị trấn thực hiện công trình “Tuyến
đường cờ kiểu mẫu” với 1.012 trụ cờ, 110 cây cờ chiều dài trên 4km; Tổ chức
thực hiện mô hình “Thùng rác xanh biến rác thải thành tiền” và tổ chức tuyên
truyền nhân dân phân loại rác thải tại nguồn.
Kết
quả về thực hiện nếp sống văn hóa:
Ban Chỉ đạo các cấp tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sống và làm việc
theo pháp luật; các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền vận động
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang. Trong năm, toàn tỉnh có 6.206 đám cưới trong
đó có 6.166 thực hiện nếp sống mới; 40 đám cưới vi phạm nếp sống mới do lấn
chiếm lòng đường, hành lang đường bộ để dựng rạp. Việc đăng ký và cấp giấy
chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc tang có
chuyển biến tích cực, toàn tỉnh có 5.029 đám tang, trong đó có 2.156 đám tang
thực hiện hỏa táng, 15 hộ gia đình chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh trong
việc tang (tổ chức đám tang dài ngày, rải nhiều vàng mã trên đường đưa tang).
Kết
quả về xây dựng môi trường văn hóa: Thực
hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
trong tình hình mới; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Lồng ghép
thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có gắn với thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ. Từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng
thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
Về công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính: Tổ chức
kiểm tra đối với 61 đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du
lịch và quảng cáo trên địa bàn tỉnh, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số
tiền 101.300.000 đồng; Phối hợp Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thanh
tra chuyên ngành đối với 08 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú trên địa
bàn tỉnh; Thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đối với 15 tổ chức, cá nhân kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả, lập biên bản vi phạm hành chính
đối với 01 hộ kinh doanh (Karaoke Boss KTV); trình UBND tỉnh ban hành Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 35.000.000 đồng.
Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội các huyện,
thành phố thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, kết
quả xử phạt vi phạm hành chính hơn 849 triệu đồng, tháo gỡ và thu giữ trên 66.000
tờ tơi quảng cáo rao vặt sai quy định.
Bên cạnh những kết quả
đạt được như trên, việc triển khai thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” của tỉnh
trong thời gian qua còn gặp khá nhiều khó khăn: Đội ngũ làm công tác phong trào
mỏng, thực hiện kiêm nhiệm, đặc biệt ở cấp xã. Tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra khá
phức tạp ở một số địa phương. Ý thức chấp hành pháp luật và ý thức trong thực
hiện nếp sống văn minh đô thị của một số người dân còn hạn chế, còn vi phạm về
vệ sinh môi trường, lấn chiếm lòng lề đường, vi phạm về trật tự đô thị, trật tự
xây dựng. Tình trạng quảng cáo rao vặt và sử dụng loa di động gây tiếng ồn còn
diễn ra làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến công tác xây
dựng đô thị văn minh.
Trong thời gian tới, để phong
trào giữ vững kết quả đã đạt và đảm bảo chất lượng, các cấp, các ngành cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền đa dạng về hình thức, chú trọng truyền thông trực
tiếp tại cộng đồng. Gắn việc triển khai thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” với Đề
án “Công tác Dân vận tham gia xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh” trên địa
bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025; Quan tâm đầu tư các công trình phúc
lợi, các thiết chế văn hóa, khu vui chơi văn hóa - thể thao ở cơ sở tạo môi
trường hoạt động lành mạnh cho gia đình và xã hội. Xây dựng và nhân rộng các mô
hình gia đình. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác phong trào, đặc biệt là cấp cơ
sở (xã, phường, thị trấn; khu phố, ấp). Đầu tư kinh phí, huy động nguồn lực cho
công tác phong trào. Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân
tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong việc chỉ đạo, triển khai, thực hiện công
tác phong trào./.