image banner
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 599
Bình Dương hiện có 63 di tích được xếp hạng, trong đó có 13 di tích quốc gia và 50 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng sau 15 năm triển khai thực hiện đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Qua đó, nhiều di tích được đầu tư tu bổ, phục hồi, tôn tạo gắn với phát triển du lịch, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc và giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh vùng đất và con người Bình Dương, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân.

  Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý, tu bổ, phục hồi di tích còn những hạn chế nhất định, các quy trình thực hiện tu bổ di tích chưa bám sát nội dung, trình tự theo quy định; quá trình thực hiện tu bổ di tích địa phương chưa báo cáo kịp thời, công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa nhiều; việc kêu gọi xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích có tính chất đặc thù chuyên ngành nên chưa thu hút được các nguồn lực trong xã hội tham gia...


Công trình khu tưởng niệm di tích Chiến khu Vĩnh Lợi (di tích cấp tỉnh) khánh thành năm 2016,
tọa lạc tại địa bàn ấp 3, xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên là một trong những
công trình tu bổ di tích trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát huy giá trị di tích hiệu quả.

          Nhằm tăng cường tuyên truyền sâu rộng về Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Văn bản số 1083/BVHTTDL-DSVH ngày 31/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Văn bản số 1488/UBND-VX ngày 4/4/2022 của UBND tỉnh.  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 346/SVHTTDL – QLVH&GĐ ngày 25/4/2022 về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bản tỉnh, qua đó đề nghị UBND các thành phố, thị xã, huyện tập trung thực hiện một số nội dung:

- Triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025. Tăng cường tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chương trình, hoạt động tương tác, xã hội hóa trong công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, ý  thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương.

- Thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và các quy định về đầu tư, xây dựng khi triển khai các dự  án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (bất kể các dự án được triển khai bằng nguồn vốn đầu tư nào). Thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích. Triển khai thực hiện đúng các nội     dung thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ     di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận, góp ý để đảm bảo bảo vệ, giữ gìn được  yếu tố gốc tạo nên giá trị di tích.

Tăng cường phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích, tránh để xảy ra sai phạm sau đó mới xử lý nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, kể cả đối với những di tích chưa được xếp hạng.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho các cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông coi di tích; cũng như đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong hoạt động này, kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về giá trị của di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai  để nhân dân được biết, tham gia, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện các dự án bảo quản,     tu bổ, phục hồi di tích. Khi hoàn thành dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần có hình thức thích hợp để giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của di tích; ngày khởi công, ngày hoàn thành; những tổ chức, cá nhân đóng  góp tài chính; đơn vị thi công…

Ngoài ra, các công trình sau khi được tu bổ, phục hồi, đề nghị các địa phương báo cáo công tác triển khai thực hiện gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa cần tiếp tục phối hợp với các ban, sở, ngành và UBND các thành phố, thị xã, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, không để xảy ra tình trạng tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bổ sung tượng thờ, các hiện vật, đồ thờ vào di tích; sơn thếp các thành phần kiến trúc và tượng thờ, hiện vật, đồ thờ di tích hiện có; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của di tích; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các di tích; việc cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích nhưng có khả năng ảnh hưởng xấu đối với di tích; việc tổ chức các hoạt động, lễ hội truyền thống gắn với di tích nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh trong thời gia tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp cùng đơn vị tư vấn thực hiện đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2030”[1] sớm trình UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, hàng năm ngành phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu tổ chức thực hiện kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp các di tích; khẩn trương hoàn thành việc kiểm kê, công bố danh mục kiểm kê di tích; sớm hoàn thành việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ của các di tích trên địa bàn tỉnh; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý di tích, quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho đội ngũ  công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và người trực tiếp được giao trông coi, bảo vệ di tích.

Tăng cường và phát huy vai trò của địa phương, ban/tổ quản lý di tích, Ban quý tế phối hợp với nhà trường tuyên truyền, kết nối cộng đồng cùng chung tay bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa, nâng cao ý thức của người dân bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Các di tích sau khi xếp hạng tiến hành thành lập các Ban (Tổ) quản lý (Tổ bảo vệ)[2] di tích chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBDN xã/phường, thị trấn; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị, thành phố và Bảo tàng tỉnh Bình Dương (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung tư liệu, cứ liệu lịch sử - văn hóa vào hồ sơ di tích; đồng thời, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học của các di tích còn bị thiếu thành phần hồ sơ và thực hiện số hóa trong quản lý hồ sơ khoa học di tích theo quy định, góp phần lưu trữ hồ sơ phục vụ tra cứu, lập dự án bảo quản, tu bổ di tích sau này được đảm bảo gìn giữ tối đa yếu tố gốc của di tích và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh./.

 

ThS. Văn Thị Thùy Trang – Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

  image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisementimage advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0