image banner
Xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay
0:00 / 0:00
Giọng nữ Ngọc Hoa
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 93
Quan điểm về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam được nêu trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó, quan điểm “Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế”.

Trong những năm qua, quá trình đô thị hoá ở Bình Dương gắn liền với nhịp độ của công nghiệp hoá. Các khu, cụm công nghiệp mở ra đến đâu thì đô thị phát triển nhanh ở đó với các chuyển biến cơ bản về dân số, hạ tầng kỹ thuật, các không gian chung và riêng của đô thị, trong đó chỉ số về lao động phi nông nghiệp nổi lên, chi phối và định hình nền tảng sản xuất và lối sống cộng đồng ở các khu đô thị. Do đó, việc xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển luôn được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở được chú trọng, quan tâm phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người Bình Dương, cụ thể  đã quan tâm xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới để xây dựng con người Bình Dương phát triển toàn diện, trọng tâm là các giá trị như giàu tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, năng động - tài hoa, cởi mở - bao dung, trọng tình - thực nghiệp, có chí hướng, hoài bão, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và thích ứng nhanh với cái mới, có khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

anh tin bai

Đến nay, tỉnh Bình Dương đã tạo được những chuyển biến đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ - đô thị nói riêng và trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và trở thành tỉnh có tốc đột phát triển công nghiệp nhanh và đã hình thành khá toàn diện một xã hội đô thị với dân cư đông đúc, sống tập trung ở các thành phố. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng đa dạng, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa, văn nghệ đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân trong tỉnh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện chính trị và Nhân dân vùng nông thôn và công nhân lao động các khu công nghiệp ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Hiện nay Bình Dương là tỉnh thu hút đông số công nhân lao động (CNLĐ) từ các tỉnh thành trên cả nước đến sinh sống và lập nghiệp. Công tác chăm lo đời sống tinh thần cho CNLĐ luôn được các cấp quan tâm; Dân số tỉnh hiện khoảng 2,8 triệu người, trong đó hơn một nửa là người từ các tỉnh thành trên cả nước; Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 29 Khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đang hoạt động. Cùng với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, trong đó bao gồm cả CNLĐ thông qua các hoạt động VH-TT từng bước góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh trong CNLĐ, đẩy lùi tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng môi trường xã hội địa phương lành mạnh, văn minh và phát triển.

Kết quả, những năm qua tỉnh Bình Dương đã quan tâm chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng nhiều dự án công trình thiết chế VHTT nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí, tập luyện thể dục - thể thao của Nhân dân. Việc đầu tư các dự án thiết chế VHTT cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ cho nhân dân trong toàn tỉnh. Các thiết chế đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác gồm: Sân vận động đạt tiêu chuẩn tổ chức thi đấu các giải cấp quốc gia, quốc tế; trụ sở Trường Năng khiếu TDTT; Trung tâm Văn hóa tỉnh; Thư viện; Bảo tàng; Đoàn Ca múa nhạc dân tộc; Nhà thi đấu thể thao đa năng; có 66 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng (trong đó có 13 di tích cấp quốc gia và 53 di tích cấp tỉnh).

Cấp cơ sở có 9/9 huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao; có 66/91 xã có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng; Các công trình thiết chế văn hoa trọng điểm phục vụ công nhân đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao công nhân lao động Bình Dương (thành phố Thuận An) và Trung tâm văn hóa công nhân lao động thành phố Bến Cát do Liên đoàn Lao động tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng; Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương (tại KCN Mỹ Phước 3)…việc đưa các trung tâm này vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân nói riêng và Nhân dân nói chung, các Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ công nhân. Hệ thống thư viện công cộng tỉnh gồm có 01 thư viện tỉnh, 09 thư viện cấp huyện, 45 thư viện cấp xã, 42 điểm bưu điện văn hóa xã và 02 Thư viện tư nhân. Bên cạnh đó, từ phong trào xây dựng nông thôn mới, hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cấp xã đã phát triển nhanh và tạo ra sự thay đổi lớn về cảnh quan đô thị và nông thôn.

 Hiện nay, trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, do đó có nhiều tác động đến môi trường văn hóa nói chung và phát triển văn hóa con người Bình Dương nói riêng và dẫn đến những biến đổi của các giá trị văn hoá truyền thống và hình thành một số giá trị văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị theo hướng hiện đại. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục có những thay đổi, diễn biến phức tạp, đưa tới nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tiễn đó đặt ra và đòi hỏi việc xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay phải giải quyết tốt một số vấn đề sau:

- Xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn và phát triển. Làm sao để đảm bảo duy trì, bảo vệ được các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa và người Bình Dương; đồng thời, xác lập, phát triển những giá trị mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu phát triển của xã hội đương đại; giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu rất cao về mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người với nguồn lực có hạn của Tỉnh, trong bối cảnh đời sống của người dân còn thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, điều kiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật rất khó khăn.

- Giải quyết kịp thời, hài hoà các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, hàng xóm, giữa các nhóm cư dân có đặc điểm sinh hoạt văn hoá, lối sống vùng miền khác nhau; vấn đề về các sản phẩm, dịch vụ độc hại, tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần, môi trường văn hóa, sự biến tướng của một số hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa người Bình Dương nói riêng có thể hội nhập quốc tế thành công và đứng vững, tỏa sáng trong cơn lốc toàn cầu hóa.

Về định hướng và giải pháp phát triển văn hóa tỉnh Bình Dương nói chung và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị nói riêng trong bối cảnh hiện nay sẽ tập trung vào các định hướng mục tiêu lớn sau:

- Phát triển sự nghiệp văn hóa theo định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đầu tư phát triển sự nghiệp văn hoá tương xứng với một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thực hiện tốt quan điểm “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội”.

- Xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa là công cụ tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là nơi hưởng thụ, sáng tạo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đi đôi với tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ và đổi mới cơ chế quản lý; đảm bảo nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, có hiệu quả theo đúng pháp luật; Nhà nước tạo điều kiện để thực hiện xã hội hóa đối với việc xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa.

Về giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay

Để xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa và định hướng phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình dương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

 - Một là, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện đạt hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Đảng liên quan trên lĩnh vực văn hóa, nhất là Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan; Thường xuyên quan tâm, chăm lo phát triển toàn diện con người có đủ phẩm chất, năng lực, sức khỏe, kỹ năng,... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tỉnh trong tình hình mới.

 - Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong thực hiện nhiệm vụ văn hóa. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng về văn hóa; tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

 - Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về tầm quan trọng của văn hóa, văn nghệ trong tình hình mới; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa bảo đảm các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá dân tộc và thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

 - Bốn là, nâng cao nhận thức của Nhân dân, chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Làm cho mỗi người dân có ý thức tự giác trong xây dựng và bảo vệ môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư, biết lựa chọn, tiếp thu, hưởng thụ, xây dựng các giá trị văn hóa tốt đẹp, đấu tranh, bài trừ các hành vi thiếu văn hóa, lệch chuẩn giá trị; xây dựng và duy trì thói quen ứng xử có văn hóa ở mọi lúc, mọi nơi.

 - Năm là, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa, thể thao và du lịch trình độ, năng lực, am hiểu về văn hóa, thể thao và du lịch, nhất là ở cơ sở, đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất và con người Bình Dương.

 - Sáu là, tiếp tục quan tâm đầu tư đúng mức cho lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch của tỉnh; Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa, con người. Tăng nguồn kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư ngân sách cho công trình trọng điểm và các công trình nghiên cứu văn hóa, sáng tạo văn học, nghệ thuật để có công trình, sản phẩm chất lượng, có giá trị thực tiễn cao; phát triển văn hóa, xây dựng, quảng bá hình ảnh về vùng đất, người Bình Dương văn minh, thân thiện trở thành nền tảng và động lực phát triển. Bảo vệ, phát huy tốt giá trị văn hóa truyền thống, giá trị các di sản văn hoá, đặc biệt là các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh.

 - Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, nhất là các hoạt động lễ hội; khắc phục những biểu hiện “Thương mại hóa" trong lễ hội, hoạt động mê tín dị đoan. Phát huy giá trị di sản văn hoá trong giáo dục đạo đức, truyền thống và bản sắc dân tộc.

 - Tám là, đẩy mạnh chuyển đổi số để hiện đại hóa; tiếp tục định hướng và có những giải pháp cụ thể để phát huy một số lĩnh vực tiềm năng lợi thế của tỉnh, tạo điều kiện và huy động nguồn vốn xã hội hóa để hình thành các không gian văn hóa sáng tạo, hỗ trợ và đỡ đầu cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo về văn hoá, nghệ thuật. Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài thông qua các dự án và tổ chức quốc tế hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Có thể nói, bài học kinh nghiệm lớn nhất trong xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương chính là nhận thức và hành động luôn quan tâm đến phát triển con người, lấy sự phát triển của con người làm mục tiêu và thước đo phát triển kinh tế xã hội. Hy vọng và tin tưởng rằng trước những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và làm biến đổi sâu sắc lối sống văn hóa của cộng đồng ở các khu đô thị, thiết nghĩ trong thời gian tới tỉnh Bình Dương cần tăng tốc trong phát triển kinh tế và văn hóa, phát triển gắn liền với đẩy mạnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy các kết quả và thế mạnh của một tỉnh công nghiệp phát triển mạnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ưu tiên xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị cho phù hợp với xu thế phát triển trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa các nước. Đẩy mạnh truyền bá văn hóa, giới thiệu con người Bình Dương ra với các nước trong khu vực và thế giới. Đưa các quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa giữa tỉnh Bình Dương với địa phương các nước đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng ở các khu đô thị, xây dựng con người Bình Dương với nét đặc trưng văn hóa nổi trội thể hiện bằng Tri thức-Năng động-Nghĩa tình, phát huy được nét đẹp văn hóa của người Bình Dương./.

                                       

Nguyễn Thành Nghĩa – Phòng QLVHGĐ

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
 
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0