Từ đặc
điểm địa lý, văn hóa - xã hội nói trên, vùng đất và con người Bình Dương đã tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn
học, nghệ thuật; là nguồn lực quan trọng, tạo nên sắc thái riêng biệt cho nền
văn học - nghệ thuật địa phương. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại, giữa bản sắc văn hóa dân gian với tinh thần đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt
lõi giúp văn học, nghệ thuật Bình Dương không ngừng phát triển, vươn lên, góp
phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú cho Nhân dân, cũng như khẳng
định vị thế của tỉnh trong bản đồ văn hóa, nghệ thuật cả nước.
Trải
qua các giai đoạn phát triển, nền
văn học - nghệ thuật Bình Dương từ giai
đoạn 1975 – 1986 đã đặt nền móng cho văn học, nghệ thuật thời kỳ
mới, trong điều kiện còn nhiều khó
khăn về vật chất, đội ngũ văn nghệ sĩ chủ yếu là lực lượng cán bộ kháng chiến,
giáo viên, cán bộ tuyên truyền đã bắt tay ngay vào công tác sáng tác, biểu diễn,
phục vụ nhiệm vụ chính trị; tiếp đến giai
đoạn 1986 – 1997 là đổi mới tư duy sáng tác, phát triển hình thức
thể hiện, đây là giai đoạn đất nước
bước vào công cuộc đổi mới, tư duy sáng tác văn học - nghệ thuật có nhiều
chuyển biến tích cực. Văn học - nghệ thuật tỉnh đã ghi nhận sự phát triển cả về
lực lượng sáng tác và chất lượng tác phẩm. Đội ngũ văn nghệ sĩ có sự kế thừa và phát triển, xuất hiện nhiều
cây bút, nghệ sĩ mới từ lực lượng giáo viên, nhà báo, cán bộ trẻ. Hội Văn học
Nghệ thuật Sông Bé được củng cố, phát triển với các Chi hội chuyên ngành. Nội
dung sáng tác bắt đầu mở rộng đề tài
phản ánh về đời sống kinh tế - xã hội, nông thôn đổi mới, công nghiệp hóa, đô
thị hóa bước đầu, tình cảm gia đình, mối quan hệ con người và từ 1997 – nay là
Phát triển đa dạng, hội nhập và khẳng
định bản sắc: Sau khi tái lập tỉnh Bình Dương năm 1997, đời sống kinh tế -
xã hội có bước phát triển đột phá, kéo theo sự chuyển mình mạnh mẽ của văn học,
nghệ thuật. Tính đến nay, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có hơn 400 hội viên,
trong đó có nhiều hội viên Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
Việt Nam. Đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng trẻ hóa, được đào tạo bài bản, có sự
tiếp nối thế hệ. Thể loại và trào lưu sáng tác: Thơ, văn xuôi, ký sự phát triển
ổn định, ngày càng sâu sắc về tư tưởng và đổi mới hình thức. Mỹ thuật, âm nhạc,
nhiếp ảnh, sân khấu phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng tác phẩm. Nhiều
tác phẩm đạt giải cao tại các cuộc thi cấp khu vực, toàn quốc. Nhiều tác giả
tiếp cận trào lưu hiện đại, kỹ thuật số, kết hợp truyền thống - hiện đại trong
sáng tác.

Tác phẩm: Thu xa. Chất Liệu: Sơn mài. Kích thước: 120 x 120 cm. Tác giả: Họa sĩ Hoàng Văn Cử được khen thưởng giải tỉnh Bình Dương 2024. Nguồn: Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Dương, năm 2024.
Tác phẩm: Phụ Nữ. Chất liệu: Gỗ và sơn mài. Kích thước: 40 x 70 cm. TG: Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Nguồn: Tác giả, năm 2024.
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW,
ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp
tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Tỉnh ủy
đã ban hành Kế hoạch số 30-KH/TU, ngày 22/8/2008 về việc “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện
các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 và Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa X)” và Chương trình hành động số 75-CTr/TU, ngày 15/10/2008 “Thực
hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ
mới” và nhiều văn bản chỉ đạo để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 23-NQ/TW, đề ra các nhiệm vụ,
giải pháp triển khai thực hiện và tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tuyên truyền
rộng rãi đến các tầng lớp Nhân dân dưới nhiều hình thức; chú
trọng tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ làm công tác văn hóa, đội ngũ
văn nghệ sĩ, trí thức của tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch và nghiêm túc tổ
chức học tập, quán triệt Nghị quyết 23-NQ/TW, Chương trình hành động 75-CTr/TU
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh
liên quan đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật bằng
nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương, đơn vị.
Để công tác triển khai thực
hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp chặt chẽ từ công tác tuyên truyền,
quán triệt đến tổ chức thực hiện, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp,
triển khai hiệu quả Nghị quyết 23-NQ/TW và Chương trình hành động số 75-CTr/TU
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quán
triệt Nghị quyết đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp ủy,
chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, vị trí và
tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong xây dựng phát triển lĩnh vực văn
hóa của tỉnh, kết quả:
Trong lĩnh
vực sáng tạo, việc
mở rộng không gian sáng tạo, tư duy nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của văn
học, nghệ thuật luôn được tỉnh quan
tâm thực hiện, gắn với chú trọng định hướng các hoạt động sáng tác theo phương
châm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, phê phán những hiện
tượng tiêu cực trong xã hội. Các lễ hội dân gian, đình làng ở các địa phương được
duy trì tổ chức hàng năm, nổi bật như: Lễ hội Kỳ yên với những hoạt động tín ngưỡng dân gian đặc
sắc, Lễ hội Miếu Ông Bổn và Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu là nét văn hóa đặc trưng
của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương,… đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần
và mở rộng không gian văn hóa tín ngưỡng cho các tầng lớp Nhân dân tham gia.
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến theo hướng vừa giữ gìn,
phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa kết hợp nhuần nhuyễn những
yếu tố hiện đại, phát huy được tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa
giáo dục truyền thống và tạo điều kiện để địa phương khai thác tiềm năng dịch
vụ, du lịch, tạo nguồn thu cho ngân sách, tỉnh
cũng thường
xuyên quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật; xem
xét, ban hành chính sách, chế độ hỗ trợ, đãi ngộ; động viên, khuyến khích, tạo
điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo, thử nghiệm các phương
pháp, đề tài, nâng cao chất lượng nội dung và nghệ thuật tác phẩm; trong quá
trình đó, tỉnh đã có 16 Nghệ nhân ưu tú và 01 Nghệ nhân nhân dân. Tỉnh duy trì tổ chức Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật
Huỳnh Văn Nghệ, xét trao giải thưởng cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu có nhiều
đóng góp cho văn học, nghệ thuật của tỉnh theo định kỳ 5 năm/lần (thực hiện từ
năm 1990 đến nay); tổ chức Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ
thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh.
Chủ trương đưa văn học, nghệ thuật vào hệ thống các trường
học thông qua việc thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Giải thưởng Mỹ thuật
thiếu nhi và Hội thi kể chuyện theo sách dành cho thiếu nhi; các chương trình
biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim lưu động tại các trường Phổ thông trung học;
tổ chức các hoạt động triển lãm, tuyên truyền về sách và các hoạt động vui chơi
giải trí lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật nhằm đẩy mạnh văn hóa đọc và
nâng cao năng khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật cho thanh thiếu niên, thiếu nhi tại các
địa phương.
Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh
đã tổ chức
các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho hội viên; tổ chức các
trại sáng tác, các đợt tham quan thực tế trong và ngoài tỉnh; phối hợp các Hội
chuyên ngành trung ương, các tỉnh, thành bạn và các sở
ngành trong tỉnh tổ chức Triển lãm Mỹ thuật, Liên hoan ảnh nghệ thuật; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương
phổ biến ca khúc tuyên truyền cổ động chủ đề chào mừng các sự kiện, ngày lễ lớn
trong năm tại địa phương. Chủ động phối hợp với Hội Văn học, Nghệ thuật các tỉnh,
thành trong
cả nước tổ
chức ít nhất là 02 đợt/năm giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các Trại sáng
tác cho các hội viên từng chuyên ngành,…
Trong lĩnh vực nghiên
cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, giao lưu và thúc đẩy toàn xã hội xây dựng, phát triển
văn học, nghệ thuật, tạp
chí Văn nghệ Bình Dương thực hiện tốt vai trò cơ quan ngôn luận, tuyên truyền
đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng hoạt
động văn học, nghệ thuật và là diễn đàn giao lưu của văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh. Tạp chí duy trì xuất bản định
kỳ hàng tháng với số lượng xuất bản từ 250 - 450 bản/kỳ; trang thông tin điện
tử Văn nghệ Bình Dương đã tạo thành cầu nối hữu hiệu để quảng bá, giới thiệu
rộng rãi những tác phẩm văn học, nghệ thuật của
tỉnh cùng các thông tin về hoạt động Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Báo Bình
Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương duy trì tốt các chuyên
trang, chuyên mục văn hóa, văn nghệ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng.
Về công tác
xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ luôn được Tỉnh
luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: mở trại sáng tác,
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tọa đàm, hội thảo…thu hút đông đảo hội viên, cộng tác
viên tham gia, qua đó, các học viên được cung cấp kiến thức cơ bản của từng bộ
môn, đóng góp thêm nhiều gương mặt mới cho phong trào văn hóa, văn nghệ, giúp
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và hội viên nâng cao chất lượng công tác chuyên
môn và kiến thức nghề nghiệp.
Công
tác củng cố, đổi mới hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hiện nay Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có 08
Chi hội chuyên ngành: Văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, múa, nhiếp ảnh,
kiến trúc, văn nghệ dân gian; tập hợp hơn 150 cộng
tác viên sinh hoạt thường xuyên ở các câu lạc bộ nhằm tạo dựng các hạt nhân
phong trào văn hóa, văn nghệ ở các địa phương, từng bước tạo điều kiện để nâng
dần chất lượng và mở rộng, thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia. Hội tiếp
tục thực hiện tốt nhiệm vụ là trung tâm đoàn kết, tập hợp, bồi dưỡng, vận động,
khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức tham gia sáng tạo nhiều tác phẩm có
giá trị tư tưởng và nghệ thuật thông qua hình thức đặt hàng của các cấp, ngành,
địa phương, đơn vị.
Cùng với hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp, phong trào văn nghệ quần chúng của tỉnh
phát triển mạnh ở cấp xã, khối cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang. Ngành
Văn hóa thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: hội thi, hội
diễn, liên hoan, giao lưu,... giữa các câu lạc bộ, đội, nhóm của các ngành, địa phương, đơn vị trong và
ngoài tỉnh theo hướng ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình
nghệ thuật truyền thống kết hợp các loại hình nghệ thuật hiện đại, đặc biệt mô
hình liên tịch là một trong những hình thức hoạt động hiệu quả thông qua việc phối hợp với các ngành,
đoàn thể để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ đa dạng các đối
tượng, nhất là công nhân, người lao động và các tầng lớp Nhân dân góp phần thúc
đẩy phong trào văn nghệ quần chúng phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần cho Nhân dân.
Có thể nói, sau 50 năm, nền Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình
Dương đã có bước tiến rõ rệt, phản ánh chân thực, sâu sắc đời sống xã hội, góp
phần xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần cho Nhân dân. Đội ngũ văn nghệ sĩ ngày
càng trưởng thành, giàu tâm huyết, có khả năng sáng tạo phong phú. Các loại
hình nghệ thuật được đầu tư, phát triển đồng đều, tạo dấu ấn riêng cho văn hóa
Bình Dương trong dòng chảy văn hóa cả nước. Công
tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đã được các cấp ủy, tổ chức
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp chặt chẽ từ công tác tuyên
truyền, quán triệt đến tổ chức thực hiện, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù
hợp, triển khai thực hiện hiệu quả. Việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,
quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương của tỉnh về lĩnh vực văn học,
nghệ thuật đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính
quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, vị trí và tầm
quan trọng của văn học, nghệ thuật trong xây dựng phát triển lĩnh vực văn hóa
của tỉnh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
tuyên truyền cổ động được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện bám sát nhiệm
vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phương; ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tiếp tục phát huy tính sáng tạo, có nhiều đổi mới trong triển khai thực
hiện các nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, góp phần nâng cao
đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp Nhân dân cũng như thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động văn
học, nghệ thuật có bước phát triển mới, ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn
với số lượng tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao tăng dần theo từng
năm; lực lượng văn nghệ sĩ tham gia Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ngày càng đông
đảo. Nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa đến nhiếp ảnh, điện
ảnh,…đã giành được giải thưởng cao tại các cuộc thi khu vực và toàn quốc như
một số tác phẩm: “Bạn ơi hãy về với mẹ”, “SOS chống bão lũ”, “Nghệ thuật trang
trí đình làng tại Bình Dương”…Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã phát huy năng
lực tham mưu, tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh không ngừng đổi mới
phương thức hoạt động, lãnh đạo lực lượng văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa luôn phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, nỗ lực lao động sáng
tạo, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống, góp phần xây dựng nền tảng
đạo đức, văn hóa, tinh thần của xã hội theo hướng tiến bộ, nhân văn.
Các
phong trào, hoạt động văn nghệ quần chúng ở các ngành, địa phương ngày càng thu
hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, góp phần phục vụ hiệu quả nhiệm vụ
chính trị của tỉnh và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ trong Nhân dân. Công tác xã hội
hóa, huy động nguồn lực xã hội trong đầu tư, tổ chức hoạt động văn hóa, văn
nghệ đạt những kết quả tích cực; công
tác bảo tồn, phát huy những giá trị, loại hình di sản văn hóa trong lĩnh vực
văn học, nghệ thuật, nhất là loại hình di sản văn hóa phi vật thể ngày càng được
chú trọng và triển khai hiệu quả. Công tác giao lưu, hợp tác quốc tế về văn
hóa, văn nghệ được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là các địa phương có ký kết hợp
tác hữu nghị với Bình Dương.
Tuy nhiên, đội ngũ văn nghệ sĩ có bước phát triển về số lượng, tác
phẩm sáng tác tăng, nhưng chưa đồng bộ ở các loại hình văn học, nghệ thuật; chưa có nhiều tác phẩm mang giá trị nghệ thuật
cao, tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trên bước đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; năng lực sáng tạo có
lúc chưa bắt kịp với sự phát triển của tỉnh, đất nước và thế giới, nhất là
trong thời đại công nghệ số; một số tác phẩm còn thiếu hơi thở của cuộc sống
đương đại; tác phẩm về thiếu nhi, văn nghệ dân gian còn ít; chưa có nhiều tác
phẩm phát huy được tính bản địa, bản sắc vùng miền; công tác quảng bá, giới thiệu
tác giả, tác phẩm chưa thường xuyên; ứng dụng công nghệ số để phục vụ nghiên cứu,
sáng tạo và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn hạn chế; việc
tạo điều kiện, phát huy năng lực, sức sáng tạo của văn nghệ sĩ có quan tâm thực
hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác lý luận, phê bình
văn học, nghệ thuật có chuyển biến, nhưng chưa rõ nét, chưa thật sự định hướng
cho hoạt động sáng tác; chức năng thẩm định, định hướng sáng tác, hướng dẫn dư
luận, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng có mặt còn hạn chế; hoạt động phê bình giữa các loại hình nghệ
thuật còn chưa cân đối; lực lượng phê bình văn học, nghệ thuật đang bị thiếu hụt
nghiêm trọng, số lượng các cây bút phê
bình chưa nhiều, các cây bút đã khẳng định được uy tín, vị thế trong giới thưa
vắng dần vì sức khỏe và tuổi tác, các cây bút trẻ lại hạn chế về năng lực, kiến
thức và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực lý luận phê bình văn học, nghệ
thuật; công tác thu hút các tài năng trẻ sáng tác văn học, nghệ thuật còn khó
khăn, số lượng hội viên trẻ phát triển còn ít.
Công tác xã hội hóa các
hoạt động văn hóa, nghệ thuật có quan tâm hơn nhưng có mặt còn hạn chế, việc
huy động các nguồn lực còn nhiều khó khăn; mức thụ hưởng văn hóa, nghệ thuật
giữa đô thị và nông thôn còn có sự chênh lệch.
Từ
những hạn chế trên, để nền Văn học -
Nghệ thuật tiếp tục phát triển trong thời gian tới, các cấp ủy, các ngành,
địa phương cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Một là, tiếp
tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW gắn với Nghị quyết
33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Kết luận số 84-KL/TW, ngày 21/6/2024 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW và các
Kết luận, Nghị quyết của Trung ương về văn học, nghệ thuật; tiếp tục đẩy mạnh
tuyên truyền, sáng tác theo chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”; triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí cố
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; các bài phát biểu
của Tổng Bí thư Tô Lâm với đội ngũ văn nghệ sĩ toàn quốc.
- Hai là, tiếp tục nghiên cứu đổi
mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp
gắn với phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở cơ sở; tổ chức nhiều
cuộc thi, cuộc vận động sáng tác, nhiều chương trình trực tuyến quảng bá tác phẩm,
nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí chuyên ngành và đẩy mạnh quảng bá trên
trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số trong sáng tác, sáng tạo và quảng bá tác phẩm; nâng
cao chất lượng công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật để góp phần định
hướng dư luận xã hội, đấu tranh hiệu quả các khuynh hướng sáng tác chạy theo
thị hiếu tầm thường hoặc trái với đường lối, chủ trương của Đảng.
- Ba là,
có cơ chế khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống; tổ chức nhiều chương trình hoạt động văn hóa,
nghệ thuật quần chúng đi liền với việc hỗ trợ phát triển các đội, nhóm, câu lạc
bộ nhằm tìm kiếm, bồi dưỡng, đào tạo tài năng văn học, nghệ thuật để bổ
sung thế hệ kế cận cho lực lượng văn nghệ sĩ tỉnh nhà; tăng cường các hoạt động
giao lưu hợp tác văn hóa, văn nghệ.
-
Bốn là, thường xuyên phát động các cuộc thi sáng tác tác phẩm văn
học, nghệ thuật trên tất cả các loại hình, nhất là các cuộc thi hướng đến tuyên
truyền, quảng bá về tỉnh Bình Dương; phấn đấu ngày càng có nhiều tác phẩm mang
giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, khẳng định tầm vóc nền văn học, nghệ thuật
tỉnh nhà; tiếp tục phát động Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác
phẩm văn học, nghệ
thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Năm là, tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật nhất là việc kiểm soát sự xâm nhập của các sản phẩm, loại hình độc hại; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xử
lý kịp thời những hoạt động văn hóa, văn nghệ trái với quy định của pháp luật. Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sĩ tiếp cận, nắm bắt, vận dụng
hiệu quả công nghệ chuyển đổi số để kịp thời đổi mới, nâng cao chất lượng sáng
tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật./.