image banner

Gương Người tốt việc tốt: Cụ ông Mai Thanh Chí - Người cao tuổi mê đọc sách

0:00 / 0:00
Ngọc Hoa - Đọc báo
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 8

Nhân dịp “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” lần thư Tư năm 2025, chúng tôi đến thăm cụ ông Mai Thanh Chí vào thời điểm Quân và Dân cả đất nước đang sục sôi khí thế hào hùng “ chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi” trong những ngày tháng Tư lịch sử giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước cách đây tròn 50 năm (30/4/1975- 30/4/2025).  Điều rất đáng mừng là mặc dù đã trên 100 tuổi có lẻ, nhưng trông cụ vẫn còn rất khỏe mạnh, minh mẫn và đặc biệt là vẫn giữ mãi niềm đam mê đọc sách năm xưa.

anh tin bai

Cụ ông Mai Thanh Chí (sinh năm 1922) – Người cao tuổi mê đọc sách

Cụ ông Mai Thanh Chí tham gia làm công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giữ chức vụ giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương sau ngày đất nước thống nhất. Mặc dù đã nghỉ hưu gần 40 năm, nhưng cụ vẫn thường xuyên nghiên cứu các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội, các loại sách, báo về tình hình thời sự, chính trị, cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước từ TW đến địa phương….Không những vậy, cụ Chí còn đam mê đọc cả  các bộ sách kinh điển của các vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế:   C.Mac, Ăngghen, Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh và các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây. Trò chuyện với chúng tôi, cụ bộc bạch suy nghĩ khá đơn giản về niềm đam mê đọc sách của mình: “Hồi trong chiến khu đâu có sách mà đọc, giờ thì đọc thoải mái rồi. Đọc sách đã trở thành thói quen, riết rồi đam mê không bỏ được”. Lúc còn khỏe mạnh, cụ trực tiếp đến thư viện đọc sách hoặc mượn sách về nhà đọc. Đến khi sức khỏe không cho phép, cụ lại nhờ con cháu mượn sách thư viện về nhà đọc mỗi tuần.

Có lẽ, những trang sách, tờ báo được đọc mỗi ngày không chỉ giúp những người cao tuổi như cụ Chí được tích luỹ thêm kiến thức, mà còn giúp cụ ngày càng cũng cố thêm niềm đam mê đọc sách. Với cụ giờ đây, sách, báo như người bạn tri kỷ, đồng hành cùng cụ trong tuổi xế chiều. Mỗi ngày cụ đều cần có sách, báo bên cạnh như là một cách để tập thể dục cho não bộ của mình. Trò chuyện với cụ, điều làm cho chúng tôi thật sự xúc động, xen lẫn thán phục, đó là:  Đã 103 tuổi rồi nhưng trí nhớ của cụ không giảm sút nhiều. Cụ có thể nhớ vanh vách tên tuổi, quê quán và cả hoàn cảnh gia đình của từng lãnh đạo thư viện và thủ thư mà cụ từng gặp gỡ. Điều này càng làm tôn thêm phẩm chất cách mạng đáng kính “gần dân, sát dân” của người lính binh vận năm xưa, cũng như người lãnh đạo Sở gần gũi nhân viên, sống chan hoà trong tình đồng chí, đồng nghiệp.

Tiếp xúc với cụ, chúng tôi chợt nhận ra trước mắt mình là một “cuốn sách” trong đời thường rất gần gũi, dung dị, nhưng ẩn chứa bao tri thức được tích luỹ từ những tài liệu mà ông đã từng đọc qua. Cụ là tấm gương cho con cháu về tinh thần đọc sách và phát triển văn hóa đọc. Cụ là nguồn truyền cảm hứng, tình yêu sách cho con cháu trong gia đình, khuyến khích các con, các cháu đọc sách để phát triển kỹ năng, hoàn thiện bản thân, có suy nghĩ đúng đắn hơn và có đủ kiến thức để trải nghiệm cuộc sống./.                                                                                            


Diễm Thúy

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

  image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisementimage advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1