image banner
Thành phố Tân Uyên: Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển văn hoá cộng đồng
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 85
Đảng ta đã xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Với tinh thần đó, những năm qua, Thành uỷ, UBND thành phố Tân Uyên luôn quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá cộng đồng, đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hoá, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Thành uỷ Tân Uyên đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo tổ chức thực hiện; đồng thời UBND thành phố cũng có Kế hoạch về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa trên địa bàn thành phố Tân Uyên, Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn thành phố. Đây là những kế hoạch khởi đầu để các địa phương từng bước tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng.

 

anh tin bai

Quảng trường thành phố Tân Uyên – nơi sinh hoạt, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của địa phương

Thời gian qua, thành phố Tân Uyên đã xác định, đầu tư xây dựng và phát triển văn hoá cộng đồng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài. Các cấp, các ngành thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, xây dựng con người phát triển toàn diện về năng lực, trí tuệ, nhân cách, phẩm chất tốt đẹp; chú trọng giáo dục, xây dựng về đạo đức nhân văn, trong đó cốt lõi giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với việc định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045. Thành uỷ, UBND thành phố cũng chỉ đạo thường xuyên nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; tăng cường nguồn lực cho văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; củng cố mạng lưới thông tin truyền thông; có cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian.

Việc xây dựng văn hoá, con người Việt Nam được thực hiện gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các chuẩn mực trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng phù hợp với từng cơ quan, địa phương, đơn vị. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đều đăng ký thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để phấn đấu, rèn luyện, học tập, làm theo Bác. Qua đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trong công tác, chiến đấu, học tập góp phần ngăn chặn và đẩy lùi việc lãng phí, quan liêu, tiêu cực...

Những năm qua, hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố từng bước được đầu tư, hoàn thiện theo hướng đa dạng các hình thức hoạt động, cơ sở vật chất. Các phòng chức năng, phòng sinh hoạt, học tập, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao… dần được bổ sung, cải thiện cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Hiện nay, thành phố Tân Uyên có 1 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh thành phố, 4 Trung tâm Văn hoá - Thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường đang hoạt động, 1 Trung tâm đang xây dựng và 1 Trung tâm đang lập thủ tục dự án. Thành phố có 25 công viên, hoa viên với tổng diện tích khoảng 30.000m2, tổng kinh phí đầu tư hơn 25 tỷ đồng, được lát gạch, trồng cây xanh, hoa kiểng, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng, bộ dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời, wifi miễn phí… tạo điều kiện thuận lợi để người dân giao lưu, vận động, sinh hoạt cộng đồng và tận hưởng không khí trong lành, giúp tái tạo sức lao động của cư dân đô thị, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị, tạo dựng không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng, cải thiện môi trường sống ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố.

anh tin bai

Khu di tích Chiến khu Vĩnh Lợi

Là vùng đất giàu truyền thống, thành phố Tân Uyên hiện có 12 di tích lịch sử, văn hoá được công nhận, gồm 1 di tích cấp quốc gia và 11 di tích cấp tỉnh, riêng khu di tích Chiến khu Vĩnh Lợi còn được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là điểm du lịch của tỉnh. Các di tích là nơi diễn ra các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội của thành phố Tân Uyên và của tỉnh Bình Dương; thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu về truyền thống văn hoá, lịch sử Tân Uyên. Các di tích lịch sử thường xuyên quan tâm tôn tạo, sửa chữa.

Hoạt động văn nghệ, thơ ca phát triển mạnh mẽ với các câu lạc bộ thơ ca, câu lạc bộ đờn ca tài tử, đội văn nghệ quần chúng… đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, UBND thành phố luôn tích cực hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các thiết chế văn hóa, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xã hội hóa được 63 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, 93 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao phụ vụ nhân dân. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá được thực hiện nghiêm túc. Các vụ việc vi phạm pháp luật về văn hoá được kiểm tra và xử lý kiên quyết, triệt để. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật có sự đổi mới và nâng chất lượng từ các hoạt động Hội thi, hội diễn, liên hoan, triển lãm, tham gia các cuộc thi đạt chất lượng. Công tác quản lý lễ hội ngày càng có kinh nghiệm và được tổ chức bài bản, chặt chẽ hơn. Thành phố Tân Uyên đã ghi nhiều dấu ấn với du khách trong và ngoài địa phương với Lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng, Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ cúng Kỳ Yên... đậm đà bản sắc dân tộc.

anh tin bai

Lễ hội “Hương Bưởi Bạch Đằng lần III – năm 2024”

anh tin bai

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về Tân Uyên

Thành phố tiếp tc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa phong trào đi sâu vào đời sống nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 100% khu phố, ấp đạt “Khu phố văn hóa”, “Ấp văn hóa”, 98% hộ đạt “Gia đình văn hóa”, 99,12% khu nhà trọ đạt “Khu nhà trọ văn hóa”. Phong trào đã tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể  chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi công dân với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, thành phố Tân Uyên đã xây dựng và phát triển văn hoá cộng đồng ở các khu dân cư, hình thành nếp sống văn hoá, văn minh thấm sâu vào đời sống nhân dân. Để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hoá cộng đồng trên địa bàn thành phố, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp về xây dựng, phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

UBND thành phố sẽ tiến hành rà soát các văn bản của cấp trên liên quan đến chính sách phát triển văn hóa để triển khai thực hiện có hiệu quả; khuyến khích việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy ước văn hóa mang tính tự quản của cộng đồng theo hướng tạo điều kiện cho mọi người dân thực hiện văn minh đô thị. Thành phố cũng tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, đặc biệt là tăng trách nhiệm quản lý ở cấp cơ sở trong công tác kiểm tra, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa; phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để đảm bảo việc thực thi các chính sách pháp luật về văn hóa đạt hiệu quả, đặc biệt là phát huy vai trò của các ngành có liên quan như: Công an, Phòng Văn hóa và Thông tin, Quản lý thị trường, Lao động, Thương binh và xã hội...

anh tin bai

Thành phố Tân Uyên triển khai Đề án “Phát triển du lịch thành phố Tân Uyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

anh tin bai

Kinh doanh các mặt hàng thủ công thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Tân Uyên

Đi đôi với việc thực thi chính sách phát triển văn hóa, thành phố sẽ phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, sự phản biện của các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân đối với việc quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa, góp phần điều chỉnh chính sách văn hóa cho phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng, phát triển văn hóa theo đúng định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dưng các công trình văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, chú trọng công tác đào tạo và quy hoạch, thực hiện tốt chính sách trọng dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ cán bộ phù hợp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý văn hoá.

Vic quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển văn hoá cộng đồng sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Hồng Nhung - Phòng VH&TT thành phố Tân Uyên

Đánh giá - Nhận xét

4.7
3 Nhận xét
  • 2
  • 1
  • 0
  • 0
  • 0

  image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisementimage advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0