Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
Chiều ngày 14/02/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về tình hình và kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, đề án thành phố thông minh trên các lĩnh vực hoạt động của ngành năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Ban Giám đốc Sở, Thủ trưởng và chuyên viên Tổ giúp việc chuyển đổi số, phụ trách công tác cải cách hành chính của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Toàn
cảnh Hội nghị
Trong
năm 2024, ngành VHTT&DL đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận trong công tác cải cách hành
chính, chuyển đổi số, trong đó tăng cường công tác hỗ
trợ, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng, hiệu quả các
giao dịch hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tiếp
nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị
liên quan đến thủ tục hành chính trên hệ thống đường dây nóng 1022 của tỉnh.
Các thông tin, dữ liệu liên quan đến các lĩnh vực của ngành thường xuyên được cập
nhật theo định kỳ hằng quý trong năm trên Trung tâm giám sát, điều hành thông
minh tỉnh Bình Dương (IOC); nâng cấp toàn diện về công nghệ, giao diện và nội
dung Trang thông tin điện tử của Sở có địa chỉ tại https://sovhttdl.binhduong.gov.vn nhằm đáp ứng yêu cầu thông
tin, truyền thông của ngành cũng như đảm
bảo đúng theo Nghị định số 42 ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường
mạng; số lượng tin, bài được đăng tải nhiều hơn với nội dung phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, phối hợp triển khai thực hiện 02 mô hình
điểm phục vụ Đề án 06, trong đó đã triển khai lắp
đặt camera AI thí điểm tại Bảo tàng tỉnh. Tiếp tục số hóa dữ liệu thư viện, xây dựng cơ sở dữ liệu
số địa chí Bình Dương và ứng dụng công nghệ 360 độ trong quảng bá du lịch đã
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong
quá trình thực hiện chuyển đổi số. Đó là việc nhận thức về chuyển đổi số của một
số đơn vị còn chậm so với xu thế, yêu cầu đặt ra; nguồn kinh phí phân bổ cho
công tác này còn hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về công nghệ số
còn thiếu. Những yếu tố này đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả triển
khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành.
Phát biểu kết luận và chỉ đạo hội nghị, ông Bùi Hữu Toàn biểu dương,
ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2024, đồng thời ông cũng yêu cầu các
đơn vị cần chủ động tham mưu, đề xuất từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo chức
năng, nhiệm vụ. Trước hết, cần kiện toàn lại Ban Chỉ đạo cải cách hành chính,
chuyển đổi số trên các
lĩnh vực của ngành; cụ thể hóa các kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện; lĩnh vực di sản văn hóa; ứng
dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh; nghiên cứu,
rà soát xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ xét và
công nhận các danh hiệu văn hóa hàng năm; số hóa dữ diệu Ngân hàng tên đường và
công trình công cộng,… nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
và doanh nghiệp, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh,
hiện đại.
VP