Bình Dương xác định mục tiêu, phương hướng phát triển văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 3/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 790/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đã được xác định phát triển cụ thể như sau:
Về
quan điểm phát triển: Phát triển văn hóa, con người Bình Dương, lấy con người
làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, mục tiêu dài hạn để phát triển bền vững;
nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo môi trường
sống tốt để thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng
cao đến sống và làm việc tại Bình Dương. Khai thác và sử dụng hiệu quả không gian
văn hóa. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao ngang tầm khu vực
và thế giới, có vị thế vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Quy hoạch, không
gian văn hóa - phố đi bộ - ẩm thực trên các tuyến
ven sông, rạch của
Tp.Thủ Dầu Một sẽ kết hợp các dịch vụ du lịch
Về mục tiêu và tầm
nhìn: Đến năm 2030 Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến
năm 2050 trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm
khu vực và quốc tế. Trong đó, chất lượng đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của
người dân tiếp tục được nâng cao, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh
hiện đại.
Về phương hướng, phương án phát triển:
- Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao: Kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc; phát triển khu phức hợp văn hóa - thể thao - y tế - giáo dục đào tạo tại huyện Bàu Bàng để tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao quy mô lớn và có tầm quốc tế. Mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao từ tỉnh đến các địa phương được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất, mang tầm vóc của đô thị loại I, hiện đại, văn minh của cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư các công trình văn hóa, thể thao trọng điểm như: Trung tâm Văn hóa tỉnh; Nhà hát biểu diễn nghệ thuật (nhà hát đa năng); Thư viện tỉnh; Bảo tàng tỉnh; Bảo tàng chuyên đề (gốm sứ, sơn mài..); Cung thiếu nhi; Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh; Khu tưởng niệm Vua Hùng; Trung tâm hoạt động Thanh niên tỉnh; Quảng trường trung tâm gắn với tượng đài Hồ Chí Minh; Sân vận động tỉnh; Khu lưu niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc,…; tiếp tục đầu tư các hạng mục tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh với cơ sở vật chất phục vụ thi đấu quốc gia, quốc tế. Tập trung nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh.
- Đối với lĩnh vực du lịch: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế các loại hình du lịch du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch sáng tạo; du lịch thể thao gắn với xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm tổ chức sự kiện thể thao mang tầm quốc gia, quốc tế; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa nhằm phát huy hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, các làng nghề truyền thống và những giá trị văn hóa bản địa,… kết hợp phát triển các loại hình du lịch bổ trợ như: du lịch công nghiệp gắn với hệ thống các khu công nghiệp; du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước, nông nghiệp, rừng cao su, hồ nước…); du lịch kết hợp khám, chữa bệnh gắn với phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao và y tế thể thao. Hình thành các không gian phát triển du lịch cả khu vực đô thị, nông thôn và ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết, kết nối các sản phẩm du lịch, khu, điểm du lịch của Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, đặc biệt là khai thác hiệu quả liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh.
Như
vậy, với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó các lĩnh vực văn hóa, thao và du lịch
đã được xác định sẽ cơ sở pháp lý quan trọng, tạo động lực để các lĩnh vực này
phát triển trong thời gian tới./.