image banner
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương triển khai xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư trên địa bàn tỉnh
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 6
Nhằm xét chọn, tôn vinh những cá nhân là người Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; mẫu mực trong thực hành; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ; truyền dạy được nhiều cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc một trong các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống để trình Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư.

Ngày 11 tháng 10 năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 1306/SVHTTDL-CV về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nội dung cụ thể như sau:

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Đối tượng: Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ, cụ thể:

- Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.

- Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

- Không áp dụng đối với cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

2. Nguyên tắc: Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ, cụ thể:

- Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng.

- Không xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho cá nhân đã được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp về loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà họ đang nắm giữ để có thêm các kỹ năng, bí quyết.

- Thời gian cá nhân công tác và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian cá nhân thoát ly hoạt động thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng thì không được tính là thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.

3. Tiêu chuẩn: Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ, cụ thể:

3.1. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ.

- Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

3.2. Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ.

- Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

4. Phạm vi: Xét tặng cho các cá nhân đang cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương

5. Thành phần hồ sơ: Theo qui định tại Điều 13 của Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ, cụ thể:

- Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo Mẫu số 1a hoặc Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP của Chính phủ (mẫu đính kèm).

- Các tài liệu chứng minh về tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có).

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính) các quyết định khen thưởng từ hình thức Giấy khen trở lên (nếu có).

- Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

- Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Mỗi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trung tâm Hành chính, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) trước ngày 03/01/2025.

Số điện thoại liên hệ: Văn phòng Sở VHTTDL: 0274.3811.419 hoặc 0918.425.789 (Bà Nguyễn Thu Nga - Chuyên viên).

6.  Tiến độ thực hiện

- Từ ngày ban hành Công văn đến ngày 01/01/2025: Các cơ quan, đơn vị có liên quan và các cá nhân có đủ điều kiện xét tặng danh hiệu theo quy định tại Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ thực hiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu.

- Từ ngày 02/01/2025 đến 11h30 ngày 03/01/2025: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu.

- Từ ngày 03/01/2025 đến ngày 17/01/2025: Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh để lấy ý kiến của Nhân dân.

- Từ ngày 18/01/2025 đến ngày 01/02/2025: Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân về danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu.

- Từ ngày 03/01/2025 đến ngày 03/02/2025: Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu đang cư trú.

- Từ ngày 03/02/2025 đến ngày 14/02/2025: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh tổng hợp hồ sơ. Hội đồng cấp tỉnh tổ chức họp xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu.

- Từ ngày 15/02/2025 đến ngày 24/02/2025: Hội đồng thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu.

- Từ ngày 25/2/2025 đến ngày 16/3/2025: Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị về thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.

- Từ ngày 17/3/2025 đến ngày 31/3/2025: Hội đồng cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu. 

- 01/4/2025: Hội đồng cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Hội đồng cấp Bộ.

 

 

V/v hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Nghệnhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực DSVHPVT lần thứ Tư

Quyết định Ban hành Kế hoạch xét tặngdanh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóaphi vật thể lần thứ Tư

Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ

 

 

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
 
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0