image banner
Tổ chức nhiều hoạt động về nguồn, tìm hiểu các di tích lịch sử, nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một
0:00 / 0:00
Giọng nữ Ngọc Hoa
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 30
Thành phố Thủ Dầu Một là một trong những địa phương sở hữu nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh. Hiện nay thành phố có 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 7 di tích xếp hạng cấp tỉnh cùng với làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển loại hình du lịch về nguồn.

Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống tại thành phố Thủ Dầu Một không chỉ giúp du khách khám phá, tìm hiểu về di tích, điểm đến, mà còn mang ý nghĩa nhân văn, bồi đắp tinh thần yêu nước, thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với những người có công đối với đất nước, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa, bảo tồn di sản và phát triển bền vững của địa phương.

Khám phá những địa chỉ đỏ và trải nghiệm làng nghề truyền thống

Thành phố Thủ Dầu Một tự hào là nơi có nhiều di tích lịch sử mang đậm dấu ấn hào hùng, là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử thiêng liêng, điểm đến tham quan, về nguồn, tri ân các thế hệ cha anh đã từng chiến đấu anh dũng trong các cuộc đấu tranh cách mạng bảo vệ quê hương.

Khám phá các địa chỉ đỏ và trải nghiệm làng nghề truyền thống địa phương là kế hoạch thường xuyên của Ngành Văn hóa – Thông tin thể thao và Ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố, là dịp để học sinh và các bạn trẻ tiếp cận, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Giáo dục truyền thống”, khẳng định sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch địa phương, là đích đến ý nghĩa của loại hình du lịch đậm chất nhân văn này.

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn thành phố tổ chức chương trình về nguồn, sinh hoạt lý luận chính trị. Hành trình về địa chỉ đỏ năm 2024 cho các em học sinh các Trường Tiểu học Phú Thọ, Tiểu học Phú Hòa 3 tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố: Nhà tù Phú Lợi, Chùa Hội Khánh, Lò lu Đại Hưng, Trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương, Nhà truyền thống thành phố, Bảo tàng tỉnh Bình Dương. Tại buổi sinh hoạt, đoàn đã tổ chức cho các em học sinh tham quan, tìm hiểu về lịch sử hình thành, chứng tích trong cuộc kháng chiến chống đế quốc của Nhà tù Phú Lợi.

Tham quan Chùa Hội Khánh các đoàn tổ chức dâng hoa, dâng hương Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại điện thờ chùa. Sau đó, đoàn cũng đã tổ chức sinh hoạt lý luận về thân thế cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng tại đây của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng với quá trình lịch sử hình thành, phát triển từ khi thành lập đến nay của chùa Hội Khánh. Tham quan Nhà Truyền thống thành phố, các đoàn cũng tổ chức dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Người cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

anh tin bai

Hình ảnh tham quan Nhà truyền thống thành phố Thủ Dầu Một

Các hoạt động về nguồn, sinh hoạt tại các địa chỉ đỏ, các địa danh nổi tiếng trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một là cơ hội để các em học sinh, đoàn viên thanh niên được tiếp cận thực tế, tìm hiểu về các di tích lịch sử - văn hoá, giúp các em nâng cao hiểu biết về truyền thống, lịch sử địa phương, bồi đắp tinh thần yêu nước, phát đấu học tập, rèn luyện để mai sau trở thành thế hệ trẻ ưu tú của dân tộc. Đây cũng là một hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất đến với các bạn trẻ, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của người dân Thủ Dầu Một xưa và nay.

Hành trình về nguồn mang nhiều ý nghĩa

Tham quan Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Trường Trung cấp Mỹ Thuật – Văn hóa Bình Dương, Lò Lu Đại Hưng,... học sinh các trường Tiểu học Phú Hòa 3, Tiểu học Phú Thọ đã có nhiều kỷ niệm khó quên. Khi tham quan những điểm đến rất nổi tiếng này trên địa bàn Thủ Dầu Một, các em rất phấn khởi vì đã có dịp khám phá, tìm hiểu về giá trị văn hóa, lịch sử của Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, nơi mình đang sinh sống và học tập. Tại Bảo tàng Bình Dương, nơi lưu giữ “Tinh hoa văn hóa của Đất và Người Bình Dương”, các em thích nhất là được trải nghiệm, khám phá nhiều cổ vật, hiện vật rất độc đáo và có giá trị quý hiếm, trong đó phải kể đến 03 hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, đó là: Tượng động vật Dốc Chùa, Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh. Tại Trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương, Lò Lu Đại Hưng các em đã trải nghiệm thực tế tự tay làm gốm tại nhà xưởng của Trường và Lò lu. Qua lần trải nghiệm này, các em càng hiểu rõ hơn những vất vả, khả năng sáng tạo và những giá trị của các nghệ nhân làm nghề gốm. Chỉ với đôi bàn tay và khối óc, các nghệ nhân đã sáng tạo nên những sản phẩm gốm sứ độc đáo phục vụ thị trường trong nước và ngoài nước, góp phần làm rạng danh làng nghề Đất Thủ - Bình Dương.

anh tin bai

Hình ảnh học sinh tham quan, trải nghiệm làm gốm tại trường

Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương

Du lịch về nguồn - Khám phá các địa chỉ đỏ và trải nghiệm làng nghề truyền thống địa phương nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu về lịch sử địa phương, học tốt hơn môn lịch sử địa phương. Tại mỗi nơi đến, các em đã được nghe thuyết minh và giới thiệu về các công trình nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn hóa của địa phương, ít nhiều đã để lại dấu ấn đối với các em. Chương trình về nguồn, sinh hoạt lý luận chính trị trẻ - Hành trình về địa chỉ đỏ năm 2024 nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024) cho các em học sinh các Trường Tiểu học Phú Thọ, Tiểu học Phú Hòa 3 tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố mang ý nghĩa thiết thực, hữu ích, giúp các em khám phá các địa chỉ đỏ và trải nghiệm thực tế làng nghề truyền thống địa phương. Đây là dịp học thực tế, phát triển khả năng sáng tạo và khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ tương lai. Ngoài ra, chương trình còn góp phần gìn giữ và phát huy văn hoá, làng nghề truyền thống của vùng đất Thủ Dầu Một, một trong những mục tiêu quan trọng hướng đến phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 22/NQ/TU ngày 09/11/2022 của Thành ủy Thủ Dầu Một về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ phát triển Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030.

 

 

Phan Hữu Nghĩa – Phòng VH & TT TP. TDM

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
 
image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
 
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0