image banner
Huyện Bàu Bàng - Thực hiện công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 113
Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cáo nhận thức của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Tuyên truyền quảng bá giá trị của Di tích để thu hút khách du lịch trong và ngoài huyện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động, bảo tồn, tôn tạo Di tích, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, cảnh quan, vệ sinh môi trường trong phạm vi Di tích nhằm đáp ứng nhu cầu cho người dân và du khách đến tham quan tại khu Di tích. Từng bước thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp và trong lành, tạo ấn tượng tốt trong lòng người dân cũng như du khách trong và ngoài huyện khi đến tham quan trong thời gian tới. Gắn việc thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị Di tích với quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, ngành, lĩnh vực và của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số lĩnh vực di sản văn hóa nhằm phục vụ công tác quản lý và tuyên truyền theo quy định. phối hợp chặt chẽ, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nghiệp vụ chuyên ngành trên lĩnh vực di sản văn hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đáp ứng hiệu quả yêu cầu công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hiện trên địa bàn huyện Bàu Bàng có 03 Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh: (1) Di tích lịch sử -  văn hóa chiến thắng Bàu Bàng, khu phố Đồng Sổ, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng; (2) Di tích lịch sử -  văn hóa chiến thắng Bót Cây Trường, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng và (3) Di tích lịch sử -  văn hóa Ấp chiến lược kiểu mẫu Bến Tượng, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng.

Trong những năm qua, việc quản lý, phát huy giá trị Di tích luôn được các ngành, các cấp quan tâm. Hàng năm, huyện đều có xây dựng kế hoạch, đầu tư kinh phí để thực hiện việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp Di tích, tính đến nay tổng kinh phí thực hiện khoảng hơn 12 tỷ đồng (gồm cải tạo, sữa chữa, đầu tư mới các công trình phụ, công tác phát huy giá trị các di tích…). Tuy nhiên, do nguồn kinh phí phân bổ cho lĩnh vực này còn hạn hẹp, nên đôi lúc còn gặp nhiều bất cập trong công tác quản lý và phát huy giá trị Di tích.

Vì vậy, mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện xác định các nội dung để thực hiện công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Tuyên truyền, quảng bá giá trị nổi bật của Di tích nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài huyện; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh và ý thức giữ gìn, bảo vệ Di tích cho nhân dân, nhất là người dân xung quanh khu vực Di tích bằng nhiều hình thức như: Đài Truyền thanh, Cổng thông tin điện tử huyện, tuyên truyền trực quan (pano, băng rôn, cẩm nang, tờ rời…). Phổ biến, quán triệt, thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa và các Đề án, Chương trình của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và số hóa di sản văn hóa, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cho toàn thể viên chức và người lao động phải gương mẫu, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cấp thẩm quyền; nội quy, quy chế về công tác phòng cháy, chữa cháy; khẩn trương kiểm tra, rà soát các phương án phòng, chống cháy, nổ nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho tài liệu, hiện vật đang được lưu giữ, trưng bày tại Di tích, thường xuyên theo dõi, giám sát và xây dựng các phương án ứng phó kịp thời các nguy cơ rủi ro do cháy nổ, thiên tai.

- Công tác bảo tồn, trùng tu, chống xuống cấp Di tích: Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các Di tích nhằm bảo vệ và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của địa phương. Thực hiện chống mối mọt, chống xuống cấp, tu bổ, phục hồi các Di tích và phát huy giá trị Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh trong các hoạt động tại khu Di tích, nhất là trong thời gian tổ chức lễ hội, các dịp lễ, tết. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

- Công tác khai thác, phát huy giá trị các Di tích: Thực hiện công tác bảo vệ, trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh, quét dọn vệ sinh khuôn viên, phát hoang cỏ dại, phòng, chống cháy, nổ tại các di tích trên địa bàn tỉnh để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn cho các khu di tích. Hướng các hoạt động của Đảng, Đoàn, Hội, Đội tổ chức tại các khu di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh (kết nạp Đảng, Đoàn, Đội, sinh hoạt báo công, …) Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về Di tích trong phạm vi toàn huyện nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, thanh niên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử Di tích, từ đó thấm nhuần, nâng cáo nhận thức, ý thức giữ gìn, phát huy, bảo tồn Di tích lịch sử. Tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa của địa phương, nhất là các ngày lễ kỷ niệm và những ngày lễ lớn trọng đại của dân tộc, của tỉnh, huyện.

Trên cơ sở đó, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ từ nay đến năm 2030 nhằm phát huy hiệu quả giá trị của các di tích, di sản văn hoá, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh đất nước, thu hút đông đảo du khách tham quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt góp phần xây dựng và phát triển huyện Bàu Bàng trở thành thị xã Bàu Bàng trước năm 2030. Trong thời gian tới, Huyện tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và các quy định về đầu tư, xây dựng trong việc triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, các dự án đầu tư, công trình trong khu vực bảo vệ di tích. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đúng quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật, bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.

Hai là, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thực hiện quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn; bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định; góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 77/CĐ-TTg ngày 08/8/2024 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.

Ba là, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công (Trùng tu, nâng cấp Di tích lịch sử Văn hóa ấp chiến lược kiểu mẫu Bến Tượng).

Bốn là, phối hợp thực hiện công trình số hoá các tư liệu, hiện vật, thông tin về các Di tích lịch sử trên địa bàn huyện, bảo đảm tích hợp được vào hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) huyện, tỉnh.

Năm là, phối hợp chặt chẽ, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định nghiệp vụ chuyên ngành trên lĩnh vực di sản văn hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đáp ứng hiệu quả yêu cầu công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Có thể thấy, việc ban hành “Kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị các Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Bàu Bàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa của địa phương./.


 

Nguyễn Thị Nhất - Phòng VH&TT huyện Bàu Bàng

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

  image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisementimage advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
                     
    
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0