• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
      • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
    • Ban Giám đốc
      • Ban Giám đốc
    • Các phòng, ban và đơn vị
      • Văn phòng Sở
      • Phòng Tổ chức - Pháp chế
      • Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình
      • Phòng Quản lý Du lịch
      • Phòng Quản lý Thể dục Thể thao
      • Phòng Kế hoạch - Tài chính
      • Thanh tra Sở
      • Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh
      • Bảo tàng tỉnh
      • Thư viện tỉnh
      • Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT
      • Trung tâm Xúc tiến Du lịch
    • Sơ đồ tổ chức
      • Sơ đồ tổ chức khối VPS
  • Tin tức
    • Đầu tư công
    • Phòng chống tham nhũng
    • Tin Văn hóa
    • Tin Thể thao
    • Tin Du lịch
    • Tin Gia đình
    • Thông tin tuyên truyền
    • Hoạt động huyện, thị xã, thành phố
    • Hoạt động Đảng, Đoàn thể
    • Chuyển đổi số
  • Văn hoá
    • Đất và người Bình Dương
    • Di tích và Danh thắng
    • Giấy phép
  • Thể thao
    • Chương trình/Kế hoạch/ Đề án
    • Thể thao thành tích cao
    • Thể thao quần chúng
    • Đại hội TDTT cấp tỉnh
    • Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022
  • Du lịch
    • Quy hoạch/Đề án/Kế hoạch
    • Khu, điểm du lịch
    • Cơ sở lưu trú
    • Lữ hành/Hướng dẫn viên Du lịch
    • Quảng bá xúc tiến du lịch
    • Ăn uống, mua sắm
    • Các lễ hội
  • Gia đình
  • Hướng dẫn TTHC
  • Biểu mẫu
  • Liên hệ
Sở VHTTDL BÌNH DƯƠNG
 
 Site map  Góp ý  Hỏi đáp RSS 
HỎI ĐÁP CHUYÊN NGÀNH
Họ tên
Đơn vị
Điện thoại
Email
Lĩnh vực
Câu hỏi
 
 Gửi câu hỏi

Đang gửi ý kiến.
Trang chủ » Hỏi đáp chuyên ngành
Gửi câu hỏi
Gửi câu hỏi
 
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong giấy chứng nhận như thế nào?
CH | 14/09/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

- Doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện khi thay đổi một trong các nội dung giấy chứng nhận sau đây:

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao;

+ Danh mục hoạt động thể thao kinh doanh;

+ Số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.

* Cách thức thực hiện:

Doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tầng 1, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

 (1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

(2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp;

(3) Tài liệu chứng minh sự thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp như thế nào?
CH | 14/09/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(3) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, gồm:

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

+ Vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Huấn luyện viên thể thao chuyên nghiệp phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia.

- Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp cấp.

- Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp của nước ngoài được liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp công nhận.

(2) Vận động viên chuyên nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

-  Được liên đoàn thể thao quốc gia công nhận là vận động viên chuyên nghiệp. Trường hợp vận động viên là người nước ngoài tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam phải có chứng nhận chuyển nhượng quốc tế và Giấy phép lao động theo quy định pháp luật về lao động.

(3) Nhân viên y tế thường trực trong các buổi tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp hoặc nhân viên y tế của cơ sở y tế mà câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp ký hợp đồng để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao chuyên nghiệp trong trường hợp cần thiết phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng y tế trở lên.

(4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao chuyên nghiệp quốc tế.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp
CH | 14/09/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện chung về kinh doanh hoạt động thể thao:

(1) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.

Điều kiện riêng kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện:

(1) Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao nếu có cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao hoặc kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

- Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

+ Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

+ Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Nhân viên cứu hộ.

- Nhân viên y tế.

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

 (2) Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm:

(1) Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

(2) Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đủ nhân viên chuyên môn theo, bao gồm:

Người hướng dẫn tập luyện thể thao;

Nhân viên cứu hộ;

Nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Điều kiện riêng hoạt động thể thao dưới nước:

(1) Có nhân viên cứu hộ.

(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

(3) Đối với hoạt động thể thao trên sông, trên biển, trên hồ hoặc suối lớn phải có xuồng máy cứu sinh.

Điều kiện để kinh doanh hoạt động thể thao là gì?
CH | 14/09/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

          - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
         -  Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh hoạt động thể thao. Nguồn tài chính do cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao tự chịu trách nhiệm;

          - Có nhân viên chuyên môn khi kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định.

Doanh nghiệp thể thao được thành lập và hoạt động như thế nào?
CH | 14/09/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Doanh nghiệp thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH11 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định gia đình có trách nhiệm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo Điều 32 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Tính chất, tần xuất thực hiện hành vi bạo lực đến mức độ nào thì được coi là hành vi bạo lực gia đình?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Mọi hành vi được liệt kê theo quy định tại Điều 2 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình do thành viên gia đình thực hiện một cách cố ý đối với thành viên khác trong gia đình với mục đích xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm …của người này thì đều là các hành vi vi phạm pháp luật, đáng phải lên án, do đó đều được coi là hành vi bạo lực gia đình mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào tính chất, mức độ, tần xuất thực hiện hành vi…

Tính chất, mức độ, tần xuất thực hiện hành vi bạo lực sẽ có ý nghĩa khi áp dụng các biện pháp xử lý đối với hành vi bạo lực. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi bạo lực gia đình mà hành vi đó có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự; có thể bị xử lý hành chính hoặc cũng có thể chưa đến mức phải xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình là gì?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo Điều 5 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn pháp lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật;

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện những nghĩa vụ gì ?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo Điều 4 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định người có hành vi bạo lực gia đình có các nghĩa vụ sau đây:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo Điều 3, của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự nhân phẩm;

3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

5. Cưỡng ép quan hệ tình dục;

6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

7. Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

8. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Các hành vi bạo lực gia đình nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên của gia đình vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam nữ không đăng ký kết hôn mà sống với nhau như vợ chồng.

Thế nào là bạo lực gia đình?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008 bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Thành viên trong gia đình gồm những ai?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo khoản 16, Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, bổ sung năm 2014 thành viên gia đình bao gồm: Vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Bình Dương có nhiều công viên cây xanh lớn nhưng lại có quá ít các khu vui chơi miễn phí cho trẻ em.
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Thực hiện Kế hoạch số 33/KH-BĐH ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Ban Điều hành Thành phố thông minh tỉnh Bình Dương về thực hiện Đề án thành phố thông minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thực hiện Đề án khảo sát nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của người dân tỉnh Bình Dương để đề xuất các loại hình khu vui chơi giải trí công cộng phù hợp cho các thành phần dân cư. Thời gian tới, Sở sẽ kiến nghị với các địa phương quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư các điểm vui chơi giải trí công cộng miễn phi dành cho trẻ em.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều điểm vui chơi giải trí như: Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến ở phường Hiệp An; Công viên Văn hóa Thanh Lễ ở phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một và các Di tích, Danh thắng như: Di tích lịch sử Cách mạng Nhà tù Phú Lợi; nhà cổ Ông Trần Văn Hổ; nhà ông Trần Công Vàng, nhà cổ Ông Nguyễn Tri Quan, Chùa Hội Khánh, Đình Tân An (Bến Thế),… Ngoài ra, trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố còn có các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường được xây dựng và hiện đang hoạt động là nơi sinh hoạt, vui chơi và tổ chức các hoạt động giải trí cho trẻ em. Hệ thống Nhà thiếu nhi từ tỉnh đến huyện là nơi tổ chức đào tạo về năng khiếu, các mô hình, hoạt động vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi.

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương có phải là một trong những danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Dương không?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Miếu Bà Thiên hậu có tên là Thiên Hậu Cung; hiện tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Đây là ngôi miếu do các ban người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu và là nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một (người dân địa phương thường gọi đó là Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương).

Căn cứ Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10, ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa (Luật số 32/2009/QH12, ngày 18 tháng 06 năm 2009) và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật di sản văn hóa. Theo đó, Miếu Bà Thiên hậu chưa được công nhận là danh lam thắng cảnh. 

Việc lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích được quy định thế nào? Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề di sản, nhất là việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích? Văn bản nào quy định cụ thể ?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Việc Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích được quy định tại Điều 13, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của của Luật di sản văn hóa và và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa.

Việc hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích được quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 về việc quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

2. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm

a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;

b) Lý lịch di tích;

c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;

d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;

đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;

e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;

g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;

h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

Địa phương muốn khôi phục lại Đình, Đền, Miếu và Chùa thì cần phải thực hiện dựa trên căn cứ pháp lý nào ? Các tài liệu lưu trữ của địa phương về các công trình này có được lưu trữ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không ?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

- Đối với các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như: Đình, Đền, Miếu, Chùa,… đã được xếp hạng di tích các cấp hoặc nằm trong danh mục kiểm kê di tích thì việc khôi phục các công trình này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về di sản văn hóa. 

- Đối với các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như: Đình, Đền, Miếu, Chùa,… chưa được xếp hạng di tích các cấp hoặc không nằm trong danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì việc khôi phục các công trình này thực hiện theo Điều 58, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 và Điều 103, Luật Xây dựng năm 2014.

- Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không lưu trữ các tài liệu liên quan đến Đình, Đền, Miếu, Chùa,… chưa xếp hạng di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Các tài liệu này được lưu tại các cơ quan lưu trữ, viện nghiên cứu như: Thư viện Quốc gia, Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Sử học, Viện Hán Nôm,…

Sau khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý về chủ trương lập dự án tu bổ di tích quốc gia thì UBND tỉnh giao cho cơ quan nào chủ trì lựa chọn đơn vị hành nghề để lập dự án?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 68 Luật xây dựng việc lựa chọn, ký kết với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư, sau khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý về chủ trương lập dự án tu bổ di tích quốc gia thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo hoặc lựa chọn Chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật xây dựng và Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện nội dung nói trên.

Em đã và đang phát hành những bản thu âm do chính mình sáng tác! do đó em cần sự giúp đỡ để đăng ký để bảo vệ được quyền lợi tác giả tác phẩm của mình ?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ đăng ký, thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 34 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Thành phần hồ sơ

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nểu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Để thành lập câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cấp huyện, xã hoặc tại cơ quan, đơn vị nhà nước thì căn cứ vào quy định nào (nêu văn bản cụ thể), điều kiện, trình tự thành lập và thẩm quyền quyết định của câu lạc bộ được quy định như thế nào?
CH | 25/08/2021
Trả lời:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Hội (Câu lạc bộ) được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về việc quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

2. Trình tự thành lập

+ Điều tra nhu cầu bằng phiếu hoặc phỏng vấn số lượng người có cùng sở thích về loại hình nào đó thì tiến hành thành lập Câu lạc bộ;

+ Tìm và vận động các thành viên tham gia Câu lạc bộ;

+ Lập Ban Chủ nhiệm;

+ Xây dựng Nội quy - Quy chế hoạt động của Câu Lạc bộ;

+ Đơn xin thành lập Câu lạc bộ (gửi cơ quan chủ quản);

+ Nội dung kế hoạch hoạt động và phương hướng hoạt động;

+ Cơ quan chủ quản xem xét ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Công nhận Ban Chủ nhiệm Lâm thời;

+ Đề nghị chuẩn y thành lập;

+ Tổ chức ra mắt CLB.

3. Điều kiện thành lập: Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với Câu lạc bộ đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

4. Thủ tục thành lập Câu lạc bộ

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về việc quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, thủ tục thành lập Câu lạc bộ gồm có:

+ Đơn xin phép thành lập CLB;

+ Dự thảo điều lệ;

+ Dự kiến phương hướng hoạt động;

+ Danh sách những người trong ban vận động thành lập CLB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

+ Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập CLB;

+ Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội;

+ Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

12
Gửi câu hỏi
THÔNG BÁO Xem thêm
  • Thông báo 85/TB-SVHTTDL ngày 21/11/2022 Về việc sáng tác thiết kế market trang trí các hoạt động chào mừng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
  • Lịch tiếp công dân định kỳ và thường xuyên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương
  • V/v mời tham dự tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2022.
  • Thông báo 21/TB-SVHTTDL ngày 21/04/2022 về việc tiếp nhận 100% TTHC thực hiện thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
  • Thông báo về việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức
  • Danh mục văn bản còn hiệu lực và hết hiệu lực
  • Trách nhiệm việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công tác mua sắm, sưu tầm hiện vật và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đối với Giám đốc Bảo tảng tỉnh Bình Dương
  • Danh mục nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2022
  • Triển khai công tác Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương
  • Về việc lập danh mục VBQPPL hêt hiệu lực 2021
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 2850433
Đang online: 88
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Tin tức
  • Lịch làm việc
  • Văn bản
  • Hoạt động
  • Dịch vụ công
  • Văn hoá
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Gia đình
  • Hoạt động huyện, thị, thành phố
  • Hoạt động Đảng, Đoàn thể
  • Thông tin tuyên truyền
  • Dịch vụ công
  • Đất và người Bình Dương
  • Hướng dẫn TTHC
  • Xem LLV
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Biểu mẫu
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp

Bản quyền thuộc SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc
Địa chỉ: Tầng 12B, tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh, đường Lê Lợi phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0274) 3822403
Email: bbtsovhttdl@binhduong.gov.vn