sfds |
|
NGHỆ NHÂN CHÂU THÁI THANH - NGƯỜI GÓP PHẦN THỔI HỒN VÀO NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƯƠNG
Cùng với các nghề truyền thống có từ lâu đời như Gốm sứ, Sơn mài, Điêu khắc gỗ cũng là nghề truyền thống tiêu biểu của Bình Dương. Nghề điêu khắc gỗ hình thành và phát triển trên đất Bình Dương đã hơn 200 năm. Trong điều kiện hiện nay, nghề điêu khắc gỗ truyền thống tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng các thế hệ nghệ nhân vẫn gìn giữ nghề, đã và đang có nhiều nỗ lực tìm tòi, sáng tạo nhiều về kỹ thuật để cho ra nhiều sản phẩm tinh tế hơn nhưng vẫn bảo lưu phong cách cổ truyền thống, để từng bước đổi mới duy trì và phát triển ổn định nghề.
|
|
Nghệ nhân đờn ca tài tử tiêu biểu trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
Đờn ca tài tử không chỉ là tài sản chung của 21 tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam nói chung và trong đó có phong trào Đờn ca tài tử phát triển và huyện Dầu Tiếng là một trong những địa phương của tỉnh Bình Dương có những nghệ nhân tiêu biểu góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật Đờn ca tài tử là sự đóng góp công lao của nhiều thế hệ nghệ nhân, trong đó có những nghệ nhân xuất sắc của đất Dầu Tiếng, như nghệ nhân Lê Trần Phương Thảo.
|
Khai thác giá trị văn hóa “làng chăm Hồi giáo”- gắn phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Dương
Người Chăm ở An Giang đã đến vùng đất Minh Hòa, Dầu Tiếng định cư theo chính sách vùng kinh tế mới của tỉnh Bình Dương. Họ trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương. Văn hóa, phong tục, tập quán là linh hồn của người Chăm theo đạo Hồi ở Minh Hòa Dầu Tiếng. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Chăm là rất cần thiết và có ý nghĩa trong phát triển du lịch, nhằm không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
|
Danh thắng núi Châu Thới giá trị lịch sử - văn hóa – cảnh quan
Di tích danh thắng Núi Châu Thới là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bình Dương được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia ngày 21 tháng 4 năm 1989, với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt trong quần thể cảnh quan núi có Chùa Thái Sơn hình thành từ rất sớm là một trong những ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Bình Dương.
|
Kết quả 15 năm thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thực hiện các Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ Văn hóa – Thông tin Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 1 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa – Thông tin tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 (điều chỉnh) và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”(Đề án). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đánh giá tổng kết 15 năm thực hiện đề án đạt nhiều kết quả thiết thực có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
|
|
ĐÌNH NHỰT THẠNH – NGÔI ĐÌNH CỔ TRÊN VÙNG ĐẤT CÙ LAO THẠNH HỘI, TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG
Theo thống kê hiện nay Bình Dương có 125 ngôi đình. Ngày 27 tháng 12 năm 2019, đình Nhựt Thạnh tại ấp Nhựt Thạnh, xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xếp hạng là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 3912/QĐ-UBND. Nâng tổng số các đình được xếp hạng di tích là 14/125 ngôi đình (03 đình xếp hạng di tích cấp quốc gia, 11 đình xếp hạng di tích cấp tỉnh)
|
ĐÌNH THẦN BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TU BỔ DI TÍCH
Đình thần là một thiết chế văn hóa cổ truyền của người Việt Nam, hình thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV và sớm phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo dấu chân của những người khai hoang lập ấp, đình thần xuất hiện tại Bình Dương vào khoảng cuối thể kỷ XVII và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Để bảo lưu những giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống trong các ngôi đình thần (di tích) ở Bình Dương được tồn tại trong xu hướng phát triển bền vững thì việc tu bổ, phục hồi di tích hiện nay rất cần được sự quan tâm của các cấp ngành, đặc biệt là những người làm công tác chuyên môn, đầu tư công sức cho việc nghiên cứu khoa học một cách hệ thống, lưu giữ đầy đủ các tư liệu lịch sử, kiến trúc,… nhằm bảo tồn những giá trị di sản văn hóa quý của dân tộc trong hội nhập và phát triển.
|
|