sfds |
|
HUYỆN DẦU TIẾNG – ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
Huyện Dầu Tiếng có tổng diện tích tự nhiên gần 73.000 héc ta, với dân số hơn 120.000 người, huyện có 12 đơn vị hành chính, gồm 11 xã và 1 thị trấn. Huyện có trên 80% tổng diện tích đất tự nhiên sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp của huyện tăng trưởng bình quân hàng năm từ 4,5-5%, lĩnh vực chăn nuôi được đầu tư phát triển theo hướng công nghệ cao, chăn nuôi trại lạnh. Tính đến nay, toàn huyện có 80 ha diện tích cây ăn trái được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 7 sản phẩm OCOP và 2 khu nông nghiệp công nghệ cao trồng chuối cấy mô tại xã Thanh An và Minh Tân với quy mô trên 400 ha. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện ngày càng hoàn thiện với những tuyến đường được nhựa hóa, trường học được xây dựng khang trang, các thiết chế văn hóa - thể thao được đầu tư bài bản đã tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Dầu Tiếng cũng là vùng đất gắn với nhiều lễ hội truyền thống lâu đời diễn ra quanh năm.
|
HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở BÌNH DƯƠNG TÀI NGUYÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VỀ NGUỒN
Du lịch về nguồn là một sản phẩm du lịch văn hóa, có thể hiểu du lịch về nguồn là một hành trình văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đến với những “địa chỉ đỏ” – di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, du khách không chỉ thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu hay trãi nghiệm mà còn là để mỗi người thành tâm tưởng nhớ về thế hệ cha ông đã hy sinh, cống hiến cho đất nước. Chính vì thế mà du lịch về nguồn mang một ý nghĩa sâu sắc và quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhìn ở một góc độ khác, du lịch về nguồn còn có ý nghĩa là hành trình trở về chiến trường xưa của nhiều thế hệ cựu chiến binh - những người trực tiếp tham gia vào những trận đánh, những sự kiện năm xưa, nay quay về miền ký ức để hồi tưởng về những năm tháng hào hùng của chính mình và những người đồng đội của mình, những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng.
|
|
|
Duy trì phát triển Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín”
Thành phố Thuận An là địa phương giàu truyền thống cách mạng và là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, bên cạnh việc tập trung phát triển công nghiệp, Đảng bộ và chính quyền thành phố còn thường xuyên chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc giữ gìn và phát triển vườn cây ăn trái gắn với phát triển dịch vụ du lịch được xem là một trong những chủ trương của địa phương, trên cơ sở tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó đã chú trọng phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao và duy trì các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản kết hợp phát triển du lịch sinh thái vườn.
|
|
ĐA DẠNG HÌNH THỨC XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch Bình Dương có những bước phát triển khởi sắc. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng cơ bản đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân địa phương, chuyên gia trong, ngoài nước làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, lao động nhập cư, sinh viên,… đến Bình Dương sinh sống, làm việc và học tập. Có được những kết quả như thế, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn có sự quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, làm mới sản phẩm của đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và một trong những đơn vị quan trong không thể không nhắc đến đó chính là Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bình Dương.
|
|
BÌNH DƯƠNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TIỀM NĂNG CẦN ĐƯỢC KHAI THÁC
“Du lịch nông nghiệp, nông thôn có thể hiểu là loại hình du lịch dựa trên việc khai thác và trải nghiệm các giá trị tổng hợp từ thành quả của ngành nông nghiệp đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm hoặc giáo dục. Tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp du khách sẽ được trải nghiệm như tham quan trang trại nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp, gieo trồng, cấy lúa, thu hoạch trái cây, rau củ, tác mương bắt cá… tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp”
|
|